Sự thức tỉnh tinh thần dân tộc trong văn xuôi tự sự của Lỗ Tấn viết về đề tài trí thức

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 35)

1 Tên sách tiếng Anh là: Evolution and Ethics của Thomas Henry Huxley (825-895), nhà sinh vật học người Anh, học trò của Darwin.

2.1.1. Sự thức tỉnh tinh thần dân tộc trong văn xuôi tự sự của Lỗ Tấn viết về đề tài trí thức

Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, viết về đề tài trí thức có 15 truyện, bày tỏ sự quan tâm nóng bỏng của ông đối với số phận trí thức cận hiện đại Trung Quốc. Bản thân là một trong những người tiêu biểu cho tầng lớp trí thức, ông đối với cuộc sống, tư tưởng và tình cảm của trí trức có những thể nghiệm và cảm nhận nhất định. Tuy nhiên, ông đã vượt qua được những trí thức cùng thời đại, có thể phân tích về trí thức một cách sâu sắc và lạnh lùng. Nhân vật trí thức có thể phản ánh tư tưởng của ông, thể hiện nhân cách, phong cách và tư tưởng sâu sắc của ông.

Như trên đã khẳng định, hai đề tài chủ yếu trong sáng tác của Lỗ Tấn là đề tài về người nông dân và đề tài về trí thức. Trong đề tài về người trí thức, tiêu biểu có các thiên truyện: Nhật ký người điên (1918), Khổng Ất Kỷ (1919), Mẩu chuyện nhỏ

(1920), Luồng ánh sáng(1922), Tiếc thương những ngày đã mất (1925), Cao phu tử (1925), Ngọn đèn sáng mãi (1925), Miếng xà phòng (1924), Tết đoan ngọ (1922), Con người cô độc (1925) ...

Cảm nhận chung khi đến với các tác phẩm của Lỗ Tấn, có thể nói là sự ám ảnh người đọc bởi nỗi bức xúc, dằn vặt khôn nguôi trước cái mầm ung nhọt đang kéo đến, làm tê liệt nhân dân Trung Quốc hàng thế kỷ. Con người trong xã hội tù túng, ngột ngạt ấy rơi vào những bi kịch đau đớn. Họ bị kéo ghì xuống, bị giết chết mọi ước mơ, khát vọng, bị chà đạp, bị mê hoặc không thể ngóc đầu lên được. Trong số đó, hình tượng người trí thức với tấn bi kịch tinh thần nặng nề và sâu sắc đã trở thành một vấn đề bức xúc, mang ý nghĩa xã hội lớn. Ngòi bút của Lỗ Tấn đã lách sâu vào tận cùng khối bi phẫn ấy để phát hiện những dạng, những kiểu bi kịch của những loại trí thức khác nhau trong xã hội Trung Quốc đương thời: trí thức phong kiến, trí thức tiểu tư sản, trí thức chiến sĩ dân chủ. Hiểu được những tấn bi kịch của nhân vật trí thức trong truyện ngắn Lỗ Tấn sẽ thấy được nỗi lòng của Lỗ Tấn với đồng bào mình. Nó góp một phần lớn vào việc thể hiện tư tưởng vượt thời đại của nhà văn.

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 35)