Ngôn ngữ nghệ thuật của văn xuôi tự sự Lỗ Tấn 1 Ngôn ngữ trần thuật đại chúng hóa, có đặc sắc riêng

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 97)

1 Nguyên văn: “还有润土,他每到我家来时,总问起你,很想见你一回面。我已经将你到家

3.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật của văn xuôi tự sự Lỗ Tấn 1 Ngôn ngữ trần thuật đại chúng hóa, có đặc sắc riêng

3.3.1.1 Ngôn ngữ trần thuật đại chúng hóa, có đặc sắc riêng

Ngôn ngữ nghệ thuật cũng là một phương diện cách tân đáng trân trọng của Lỗ Tấn. Lỗ Tấn được biết đến như một nhà văn vô cùng gần gũi với nhân dân lao động. Điều đó được thể hiện rất rõ ở phương diện ngôn ngữ văn chương của ông. Với quan niệm dùng ngôn ngữ đại chúng để sáng tác văn học, Lỗ Tấn đã thành công trong việc đưa văn chương đến với cuộc sống của hết thảy các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là đến với người dân lao động. Trước khi văn học hiện đại ra đời, giới văn sĩ quan niệm văn chương là một thú chơi tao nhã chỉ dành cho tầng lớp trên của xã hội, do đó, không có văn học dành cho người lao động. Đến Lỗ Tấn, ông chủ trương "phải dùng ngôn ngữ thông tục, đại chúng để viết, nếu không thì chúng ta không hiểu nhau như đống cát rời". Với quan niệm đó, ngôn ngữ mà Lỗ Tấn sử dụng toàn là những lời lẽ của nhân dân lao động, có khi là của chị bán đậu phụ, của anh phu xe. Có thể nói, ông đã "đem thứ ngôn ngữ bình dân, dân chủ thay thế cho thứ ngôn ngữ kinh viện trung thế kỷ"[98; 103]. Lỗ Tấn vì thế là một trong những người đầu tiên mở rộng cánh cửa sáng tác nghệ thuật để đón nhận ngôn ngữ hiện đại, trong sáng dễ hiểu, đem văn chương phục vụ cho đại bộ phận dân chúng là những người bình dân.

Ngôn ngữ người trần thuật của truyện ngắn Lỗ Tấn có đặc sắc riêng: ngắn gọn, mộc mạc, kín đáo, chuẩn xác, hình tượng và giàu sức cảm hóa. Nhưng về cơ bản mà nói, nó mọc trong thổ nhưỡng của ngôn ngữ cộng đồng của dân tộc Trung Quốc, phù hợp xu thế phát triển của tiếng Hán, tức nhất trí với cuộc sống xã hội lúc đó và khẩu ngữ của nhân dân. Nó còn thu hút một số từ vựng văn học cổ có sức sống và những kiểu kết cấu câu chặt chẽ của tiếng nước ngoài. Do nguyên nhân của thời đại, trong những kết cấu của câu còn chịu một số ảnh hưởng của văn ngôn. Ngôn ngữ của những nhân vật như: AQ, Nhuận Thổ, Khổng Ất Kỷ, Lã Vĩ Phủ, Ngụy Liên Thù, Quyên Sinh, Tử Quân, Thím Tường Lâm, Cô Ái... đều có đặc điểm riêng của mình. Trong lời nói của Khổng Ất Kỷ còn có những từ vựng và kiểu câu của văn ngôn, thằng “Tây giả” còn có những từ vựng tiếng nước ngoài, nhưng về mặt từ vựng cơ bản và kết cấu ngữ pháp không có sự khác nhau về bản chất, đều là ngôn ngữ cộng đồng của dân tộc Hán của Trung Quốc. Đặc điểm ngôn ngữ của họ chủ yếu thể hiện về mặt phương thức diễn đạt, giọng nói, ngữ điệu và thói quen cá biệt. Đáng chú ý như AQ, Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đều không cho họ nói tiếng địa phương Thiệu Hưng1.

Trong tương quan giữa ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật, thì ngôn ngữ trần thuật có tác dụng chủ đạo.

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 97)