Những mặt trái của tính cách người nông dân Việt Nam

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 66 - 71)

1 Tên sách tiếng Anh là: Evolution and Ethics của Thomas Henry Huxley (825-895), nhà sinh vật học người Anh, học trò của Darwin.

2.2.2.2 Những mặt trái của tính cách người nông dân Việt Nam

Nếu như ở Lỗ Tấn, người nông dân Trung Quốc bộc lộ hai căn bệnh chủ yếu là: chạy trốn hiện thực trong phép thắng lợi tinh thần và lối sống dửng dưng trước đồng loại thì ở Nam Cao, căn bệnh của người nông dân được thể hiện ở các khía cạnh như: sống yên phận, không có tinh thần cộng đồng và bệnh hão huyền... Đương nhiên, sống trong một xã hội mà cường hào, địa chủ có quyền sinh quyền sát, có quyền thích cho ai đi ở tù thì cho và người nông dân chỉ có một nghĩa vụ là đóng thuế, thì điều này cũng hết sức dễ hiểu. Chúng ta có thể viện dẫn ra đây trường hợp Chí Phèo. Trong tác phẩm Chí Phèo, qua cái nhìn của Bá Kiến về người nông dân, độc giả có thể thấy được sự hạn chế của tính cách người nông dân như sau:

“Cụ lại nhận ra rằng, ở cái đất nhà quê, bọn dân hiền lành chỉ è cổ làm nuôi bọn hào lý, nhưng chính bọn lý hào nhiều khi lại phải ngậm miệng cung cấp cho những thằng cùng hơn cả dân cùng nên liều lĩnh, lúc nào cũng có thể cầm dao đâm người hay đâm mình.

Nhưng cụ không phải là người ưa than thở. Than thở chẳng ích gì cho ai, cái bọn dân đinh suốt đời bị đè nén, sở dĩ bị đè nén suốt đời vì khi bị đè nén chúng chỉ biết than thở chứ không biết làm gì khác...”[13; 24]

Thật vậy, từ suy nghĩ và đánh giá của Bá Kiến về nông dân, chúng ta thấy rằng, người nông dân sở dĩ suốt đời phải chịu khổ, chịu nhục là vì họ chỉ biết than thở. Biểu hiện này một mặt thể hiện tính hiền lành của người nông dân, không biết làm hại ai. Nhưng điều quan trọng hơn là trong xã hội có áp bức, một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho họ suốt đời bị đè nén, vì bản thân họ chỉ biết than với thở, chứ không có tinh thần đấu tranh.

Cũng trong truyện ngắn này, Nam Cao đã chỉ ra sự an phận thiếu đoàn kết, thiếu tinh thần cộng đồng trong đời sống của người nông dân. Đoạn miêu tả ứng xử của người nông dân khi Chí Phèo đến gây sự ở nhà Bá Kiến sau đây đã nói lên điều đó:

"Không có ai nói gì, người ta dần dần lảng đi. Vì nể cụ Bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có: Người nhà quê vốn ghét lôi thôi. Ai dại gì đứng ỳ ra đấy, có làm sao họ triệu đi làm chứng"[13; 16].

Rõ ràng là, qua đoạn văn này chúng ta thấy được Nam Cao đã hiểu rất rõ nỗi khổ của người nông dân, ông viết về họ với một sự cảm thông sâu sắc vì thực tế, ở nông thôn, nếu ai đi ngược lại lợi ích của bọn cường hào địa chủ thì chỉ có thiệt thân.

Nhưng qua đoạn thoại này, chúng ta cũng phần nào thấy được một trong những hạn chế của người nông dân chính là ở họ chưa có tinh thần đoàn kết, thiếu tính cộng đồng. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho bọn cường hào ác bá dễ dàng cai trị và lộng hành.

Ngoài ra, có thể thấy rằng, ảo tưởng, dễ bị lừa gạt cũng là một trong những mặt trái trong tính cách của người nông dân. Chí Phèo, trong truyện ngắn cùng tên, đang gây sự để trả thù bá Kiến, vậy mà chỉ mấy lời ngọt nhạt của con cáo già này, Chí đã “thấy lòng nguôi nguôi”; và “đêm hôm ấy, ở nhà bá Kiến ra về, Chí Phèo vô cùng hả hê !”. Người mẹ trong Một đám cưới cũng đã từng tưởng tượng ra cái tương lai cái Dần đi ở cho nhà bà chánh Liễu: “Dần sung sướng là khác nữa. Con người ta, có cơm vào là có da có thịt ngay. Chẳng lâu đâu. Người mẹ nghĩ và mừng. Thị chắc chỉ vài ba tháng sau, nếu Dần được một ngày rỗi rãi về chơi với các em, cả nhà sẽ ngạc nhiên thấy nó béo như con cun cút. Mà trắng, mà đẹp, mà lành lặn, ra phết cô con gái lắm!...”. Nhưng đó chỉ là “Mơ ước hão! Bởi vì ít lâu nay, Dần có về thật, nhưng nó vẫn gầy như một cái que. Nó khóc hu hu. Nó đòi được ở nhà với các em, muốn cho ăn thế nào thì cho, muốn bắt làm thế nào thì bắt, chỉ đừng bắt nó ở nhà bà Chánh nữa"[13; 103].

Bên cạnh đó, chỉ biết thỏa mãn các sở thích của cá nhân mình mà thiếu đi tình thương yêu, sự cảm thông tối thiểu nhất của con người cũng là một trong những mặt trái trong tính cách người nông dân mà Nam Cao tập trung miêu tả. Nhân vật chủ nhân - người bố trong Trẻ con không được ăn thịt chó, vì miếng ăn mà đã giết cả con chó (đáng giá 3 đồng là ít, mà số tiền ba đồng ấy có thể đủ mua gạo cho cả nhà ăn trong nửa tháng), rồi cùng với bạn bè nhậu nhẹt, vô tư cười đùa khi vợ và đám con ngồi thèm thuồng, đến nhỏ cả nước rãi, chỉ vì theo triết lý của hắn ta, là phải "trả nợ miệng" là nhân vật tiêu biểu cho tư tưởng này của Nam Cao. Qua trang truyện của Nam Cao, chúng ta thấy được một con người mà dường như không phải là người nữa, hắn chỉ cần thỏa mãn ý thích của cá nhân mình, đánh mất hết cả tình phụ tử.

Rõ ràng là, Nam Cao đã nêu bật lên được sự hư hỏng của đạo đức, của nhân cách trong nhân vật này. Đó là việc hắn chỉ thích nhậu nhẹt, ham ăn ngon trong hoàn cảnh gia đình vô cùng thiếu thốn: con không có đủ cơm để ăn, cả vợ và những đứa con nhỏ của hắn ngày đêm đang phải chịu đói, chịu khát. Nam Cao cũng nói lên tính sĩ diện hão của những kẻ trót nợ miệng với thiên hạ: "Nhưng chết cái ăn của người ta mãi, chẳng lẽ không mời người ta một bữa thì cái mặt mình còn ra cái mặt gì?" (Trẻ con không được ăn thịt chó). Mục đích miêu tả của Nam Cao là nói lên sự tha hóa của tính cách người nông dân nói riêng và con người trong xã hội khốn cùng đó trước miếng ăn nói chung, nhưng qua đây chúng ta cũng hình dung ra được, miếng ăn làm

cho người bố trở thành hết sức vô tâm, độc ác trước những đứa con đáng thương. Nếu như người trí thức bị cái đói và miếng ăn làm cho họ phải đấu tranh giữa hiện thực tàn nhẫn và ước mơ cao xa, giữa tình trạng "áo cơm ghì sát đất" với khát khao được phát triển đến tận độ tài năng của mình, thì người nông dân, cái đói làm cho họ trở nên đê tiện và vô hồn, vô cảm như một con rối. Tôi được biết, người Việt Nam có câu: "miếng ăn là miếng nhục". Trong Một bữa no, Nam Cao đã miêu tả một cái chết đáng thương của bà cái đĩ, sau một thời gian dài không có gì ăn, bà được ăn một bữa thật no của nhà giàu, ăn trong cuộc đấu tranh giữa miếng ăn và sự nhục nhã, nhưng cuối cùng, miếng ăn đã chiến thắng. Nhân vật anh cu Lộ trong Tư cách mõ, một người nông dân vốn siêng năng, thật thà, chất phác, cũng chỉ vì miếng ăn mà chết dần nhân cách: "Bây giờ thì hắn đã trở thành mõ hẳn rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém những anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn…”. Như vậy, qua cách miêu tả các nhân vật "chết vì ăn" đó, tác phẩm của Nam Cao đã nói lên một điều: vì miếng ăn mà người nông dân có thể chịu nhục nhã, không cần biết đến liêm sỉ là gì. Tác phẩm vì thế có sức tố cáo hết sức mãnh liệt tình trạng khốc liệt của hoàn cảnh.

Qua miêu tả của Nam Cao về các nhân vật này, chúng ta thấy đằng sau cái xấu xa của họ hiện lên quy luật của sự tha hóa. Bà cái đĩ từng có lúc tự nhủ: Đời không phải ăn thì giản dị biết bao! Anh cu Lộ cũng từ một nông dân chất phác, hiền lành, đấu tranh mãi mới chịu làm mõ, nhưng rồi đến khi làm mõ, thì chính sự khinh miệt của dân làng đã đẩy anh vào con đường làm một thằng "mõ chính tông", không cần biết đến liêm sỉ là gì nữa! Người nông dân ở đây được miêu tả tuy có những xấu xa, nhưng vẫn vô cùng đáng thương, vì họ đã bị hoàn cảnh làm cho tha hóa.

Tiểu kết

Văn xuôi tự sự của Lỗ Tấn và Nam Cao đều có hai đề tài chính là người trí thức và người nông dân. Với những đề tài này, cả Lỗ Tấn và Nam Cao đều sáng tạo nên những kiệt tác, những điển hình bất hủ, thể hiện những tư tưởng lớn và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.

Viết về người trí thức, Lỗ Tấn hướng tới việc thức tỉnh tinh thần dân tộc của họ; phê phán những kẻ mang danh trí thức mà bất tài, bất lực, nhu nhược đớn hèn; đồng thời đặt ra vấn đề cải tạo trí thức. Mang tầm vóc của một nhà tư tưởng lớn, ngòi bút của ông đã miêu tả sâu sắc những tấn bi kịch của họ, chỉ ra con đường để họ có thể thoát khỏi bi kịch. Đó chính là con đường tham gia cách mạng, hòa mình vào đời sống của nhân dân, và phải tự cải tạo mình, khắc phục chủ nghĩa cá nhân.

Khác với Lỗ Tấn, thời niên thiếu ít nhiều có tiếp thu ảnh hưởng của nền giáo dục cũ qua thi, thư, kinh, truyện, Nam Cao là nhà văn “Tây học” hoàn toàn; vì thế, sáng

tác của Nam Cao hoàn toàn không có loại nhân vật trí thức phong kiến cuối mùa như truyện của Lỗ Tấn. Thành phần trí thức trong tác phẩm của Lỗ Tấn phức tạp hơn trong tác phẩm của Nam Cao rất nhiều. Ngòi bút Nam Cao tập trung viết về bi kịch tinh thần, bi kịch “sống mòn” của người trí thức nghèo trong xã hội cũ, khơi gợi và làm thức tỉnh ý thức cá nhân, khao khát phát huy “đến tận độ” khả năng tiềm tàng của mỗi con người. Qua những tác phẩm viết về đề người trí thức, Nam Cao đã những vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn, thể hiện những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.

Lỗ Tấn và Nam Cao đều xứng đáng là nhà văn của người nông dân ở Trung Quốc và Việt Nam. Sáng tác của hai cây bút này đều dành cho người nông dân một địa vị danh dự, qua đó, đã khái quát được những vấn đề sâu sắc của xã hội Trung Quốc và Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. AQ chính truyệnChí Phèo là hai đỉnh cao trong sự nghiệp sang tác của hai nhà văn.

Rõ ràng là có thể nhìn thấy sự giống nhau một cách đặc biệt giữa hai tác phẩm

AQ chính truyệnChí Phèo. Không có một bằng chứng nào về sự ảnh hưởng trực tiếp giữa hai nhà văn. Tuy nhiên, hai tác phẩm này cùng đề cập đến cuộc sống của những người cố nông cùng khổ trong xã hội nửa thực dân và phong kiến, cùng thể hiện con đường từ làm ăn lương thiện đến chỗ bị xã hội đẩy vào ngõ cụt và dẫy dụa tìm một lối thoát. Song tính cách AQ lại phát triển theo một hướng khác với Chí Phèo. Chí Phèo phá phách liều lĩnh còn AQ thì trốn vào giấc mộng tưởng tượng. Dụng ý của hai nhà văn khác nhau nên tư tưởng chủ đề cũng khác nhau. Nam Cao muốn lên án xã hội tàn ác đã đẩy những con người vốn lương thiện vào con đường bất lương. Bởi thế sự xuất hiện của thị Nở có ý nghĩa như một sự điểm ngoặt trong cuộc đời Chí Phèo, nó gợi ý cho y đi lại con đường lương thiện. Còn dụng ý của Lỗ Tấn là phê phán một bệnh thái tinh thần, kêu gọi sự thức tỉnh của quốc dân, kêu gọi tinh thần tự cường của dân tộc, vì thế điểm ngoặt trong cuộc đời AQ là cách mạng Tân Hợi - một cái mốc đánh dấu sự lay động đầu tiên của nước Trung Hoa cổ lỗ. AQ chết vô nghĩa lý vì cách mạng, cách mạng bị lãng quên, đặt ra một vấn đề nghiêm trọng cho nhân dân Trung Quốc: phải tìm một con đường khác, phải có một ngọn cờ lãnh đạo khác. Đề cập đến vấn đề khả năng cách mạng của nông dân, tỏ lòng tin vào sức mạnh tiềm tàng của họ, khẳng định nguyên lý: chỉ cần được phát động đầy đủ và lãnh đạo đúng đắn, nông dân sẽ tự giải phóng được mình, AQ chính truyện đã mang sắc thái một tác phẩm ở thời kỳ đầu Lỗ Tấn tiến xa hơn chủ nghĩa hiện thực phê phán nói chung.

Nhiều tác phẩm viết về người nông dân của Lỗ Tấn va Nam Cao đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, sự đồng cảm và ân tình của nhà văn đối với người nông dân lao

động. Nhân vật Thím Tường Lâm Bên cạnh đó, tác phẩm của Lỗ Tấn và Dì Hảo của Nam Cao cũng có một sự giống nhau đến đặc biệt. Cùng viết về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ chịu cực khổ do bị ức hiếp, bị chà đạp thô bạo, nhân vật phụ nữ của Nam Cao và Lỗ Tấn có cùng điểm chung là họ phải thờ phụng chính những thế lực chà đạp họ. Đến với các câu văn tả dì Hảo của Nam Cao: "Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt", chúng ta như đã gặp ở đâu đó trong Thím Tường Lâm của Lỗ Tấn khi nhà văn miêu tả về số phận đáng thương của người phụ nữ này. Có thể thấy rằng, ở các nhân vật phụ nữ này, bên cạnh nỗi khổ về đời sống vật chất, họ còn có một điểm chung nữa là cùng mang nỗi khổ về nội tâm. Họ cô đơn ngay bên cạnh những người thân yêu nhất của đời mình. Mặc dù vậy, nhân vật phụ nữ của Nam Cao và Lỗ Tấn đều được khắc họa với một vẻ đẹp nội tâm rất đáng trân trọng, đó là sự bao dung trong tận cùng nỗi khổ, sự bao dung trong tận cùng cô đơn của kiếp người. Với giọng điệu buồn thương xa xót khi viết về những nhân vật này, tác phẩm của Lỗ Tấn và Nam Cao có sức ám ảnh người đọc rất lớn.

Chương 3

Một phần của tài liệu So sánh văn xuôi tự sự của lỗ tấn và nam cao (Trang 66 - 71)