Những nhân tố tạo thành uy tín của người sĩ quan

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội (Trang 118 - 122)

II. Điều khiển tâm trạng tập thể quân nhân

2. Những nhân tố tạo thành uy tín của người sĩ quan

Uy tín của là một hiện tượng tâm lí xã hội, tâm lí tập thể. Do đó, nó được hình thành và phát triển tuân theo các quy luật chung của sự hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội nói chung, mà trước hết là sự phụ thuộc tất yếu của nó vào các nhân tố xã hội. Mặt khác, uy tín nằm ở trong bản thân mỗi con người và nhóm người, bởi vậy còn có các yếu tố tâm lí, yếu tố chủ quan.

a. Những nhân tố khách quan

Mỗi quân nhân, hoặc tập thể quân nhân quân đội nhân dân Việt nam có uy tín trước hết là nhờ vào những nhân tố khách quan, những điều kiện của vị thế xã hội mà cá nhân và nhóm người đó nắm giữ.

* Nhân tố xã hội

Đảng, Nhà nước và Quân đội ta không chỉ giao trọng trách lãnh đạo quản lý bộ đội cho các sĩ quan mà còn trao cho họ những quyền hạn và quyền hành rất lớn đối với con người và đối với công việc, kể cả tài sản, tài chính của quân đội. Đó là tiền đề quan trọng để người sĩ quan quan hệ và tác động đến các chiến sĩ, để giải quyết các mối quan hệ xã hội và quan hệ nội bộ.

Mặt khác, mỗi một sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam được mang trong mình những truyền thống chiến đấu tuyệt vời và những kinh nghiệm lớn lao, gắn liền máu thịt với nhân dân, là người bảo vệ lợi ích của nhân dân...

Nhờ bản chất của quân đội cách mạng mà trong quân đội ta, mọi mệnh lệnh, chỉ thị của người sĩ quan không chỉ là một yêu cầu có tính chất hành chính của người đại biểu cho quyền lợi giai cấp, mà còn có một sức mạnh tâm lí mạnh mẽ thúc đẩy người thực hiện nó một cách có ý thức, không phải vì sợ hãi mà vì “lợi ích xã hội”.

Tất cả những điều kiện khách quan ấy tạo nên những khả năng căn bản giúp cho người chỉ huy, cán bộ chính trị hoặc cán bộ kĩ thuật có một uy tín chân chính, lớn lao trước xã hội và trước tập thể. Đó là những yếu tố có thể củng cố và làm tăng thêm uy tín và ngược lại có thể làm suy giảm, thậm chí làm tiêu tan cả uy tín này: Mỗi sĩ quan quân đội được kính trọng không chỉ với tư cách cấp tướng hay cấp tá, mà còn vì anh ta là người am hiểu tường tận công việc của mình, là một người có lý luận, một cá nhân mẫu mực... xã hội chỉ tạo ra cái nền còn mỗi sĩ quan phải tự xây dựng uy tín cho mình.

* Nhân tố tập thể:

Xã hội đã tạo ra những tiền đề, những điều kiện quan trọng để mỗi người sĩ quan có uy tín, nhưng quá trình hình thành uy tín của mỗi cá nhân gắn liền với xu hướng tự khẳng định của nó trong tập thể. Do đó, tập thể là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành uy tín của người sĩ quan - uy tín như là cương vị của cá nhân trong tập thể.

Khi xác định uy tín như là cương vị của cá nhân trong tập thể cũng cần chú ý rằng chúng có mối tương quan biện chứng với nhau. Uy tín không chỉ được hình thành trong tập thể, mà còn được thể nghiệm trong tập thể.

Trong một tập thể có mục đích hoạt động chân chính, phát triển một cách tích cực, lành mạnh thì chỉ có những sĩ quan thật xứng đáng với cương vị đảm nhiệm mới có được uy tín. Còn khi không có được sự trùng khớp giữa cương vị với tính chất bên trong của tập thể thì không thể có uy tín thật sự được.

Những yếu tố cơ bản của tập thể là: Tính chất hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của tập thể; số lượng và các đặc điểm của các thành viên trong tập thể. Trong đó, trình độ nhận thức và ý thức giác ngộ chung của tập thể ảnh hưởng to lớn đến các chuẩn mực tạo nên uy tín cá nhân người sĩ quan; ngoài ra các trạng thái tâm lý của tập thể, đặc biệt là bâù không khí tâm lí xã hội, mức độ đoàn kết, truyền thống và thói quen của tập thể đều là những yếu tố có liên quan đến quá trình hình thành uy tín cá nhân.

Tập thể càng phát triển đến bậc cao thì một mặt tạo ra những tiền đề khách quan quan trọng để người sĩ quan hình thành uy tín cao, nhưng mặt khác lại đặt ra những yêu cầu rất lớn đối với mỗi sĩ quan buộc anh ta muốn có uy tín thì phải đạt được những phẩm chất tương ứng. Do đó, tập thể như là nhân tố khách quan trực tiếp nhất quy định uy tín của cá nhân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các nhân tố chủ quan.

b) Những nhân tố chủ quan

Uy tín là một phẩm chất, một thuộc tính điển hình của người sĩ quan do đó tất yếu được quy định bởi những nhân tố chủ quan, hay nói một cách khác uy tín là giá trị nhân cách trước xã hội và trước các tập thể.

Những phẩm chất cơ bản tạo nên uy tín của người sĩ quan là: - Tính tư tưởng, tính Đảng cao

- Thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo kĩ lưỡng - Yêu mến say mê với nghề nghiệp, sáng tạo trong hoạt động

- Trong sáng về đạo đức lối sống, giản dị khiêm tốn trong giao tiếp và sinh hoạt

- Có năng lực tổ chức tốt, tích cực ủng hộ cái mới, cái tiên tiến - Có tinh thần kỉ luật cao

- Kiên trì nhẫn lại, tế nhị và yêu cầu cao, quan tâm đến con người, hoà đồng tốt với tập thể, luôn biết dựa và đề cao vai trò của tập thể.

- Không ảo tưởng, biết kiềm chế bản thân, v.v.

Những nhân tố chủ quan và khách quan luôn nằm trong mối quan hệ thống nhất, tác động tổng hợp để hình thành uy tín của người sĩ quan quân đội. Trong đó, những nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định sự hình thành uy tín, đó là những nhân tố trực tiếp tạo ra sức cảm hoá, thu hút, lối kéo tạo ra cái “cái tín” và cả cái uy của người cán bộ.

Những nhân tố khách quan đóng vai trò tiền đề, điều kiện, nó rất quan trọng trong sự hình thành uy tín, trực tiếp tạo ra sự thừa nhận tin tưởng và tuân theo; tạo ra sự tín nhiệm của tập thể đối với người cán bộ. Vả lại, trong chiều sâu của nó thì bản thân mỗi người có được vị trí xã hội cũng đã phản ánh những cố gắng nỗ lực của chủ thể.

3.Những nhân tố tạo thành uy tín của hạ sĩ quan, chiến sĩ.

Trong quân đội ta, bên cạnh các sĩ quan cũng xuất hiện không ít các hạ sĩ quan, chiến sĩ có uy tín cao với tập thể.Đó là sự tôn trọng, sự thừa nhận ưu thế của cá nhân về kiến thức, năng lực, kinh nghiệm hoặc những phẩm chất tâm lý nổi trội. Uy tín của hạ sĩ quan, chiến sĩ cũng là một hiện tượng tâm lý xã hội, đó là kết quả của sự tự khẳng dịnh cá nhân. Mỗi cá nhân sống trong xã hội và hoạt động trong một tập thể nhất định luôn tìm cách xá định và thể hiện vai trò của mình giữa các thành viên khác dựa trên cơ sở những đặc điểm và phẩm chất cá nhân mà người đó tự nhận thấy có giá trị xã hội. Mặt khác, theo cơ chế tự vệ, con người cũng tìm cách che dấu những tính xấu, những mặt yếu của mình. Như vậy, uy tín của hạ sĩ quan, chiến sĩ cũng được hình thành bởi sự tác động qua lại giữa các nhân tố khách quan và chủ quan, trong môi trường tập thể cũng như thái độ, cách ứng xử của mỗi quân nhân.

Uy tín cao chỉ thuộc về hạ sĩ quan, chiến sĩ nhận thức đúng cương vị và chức trách của mình; gương mẫu trong phục vụ, có tính tổ chức kỷ luật cao, có sự nổi trội nhất định về trí tuệ, thể lực,đạo đức và lối sống mới có ảnh hưởng tốt với người xung quanh. Đó là những cá nhân dễ được đồng đội tin yêu, được tín nhiệm giới thiệu vào ban chấp hành chi đoàn, thủ lĩnh phụ trách các tổ, đội hoạt động phong trào. Chính ở các cương vị như vậy, cá nhân lại có những điều kiện thuận lợi và phát huy ảnh hưởng của mình trong tập thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w