II. Đặc trưng tâm lý của nhóm nhỏ
6. Quá trình ra quyết định của nhóm liên hệ chặt chẽ với vai trò thủ lĩnh và vai trò lãnh đạo
lĩnh và vai trò lãnh đạo
Ra quyết định là một trong những chức năng quan trọng của người lãnh đạo. Việc tổ chức nhóm để ra quyết định là chức năng đặc biệt phức tạp. Trong tâm lý học xã hội các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận: những quyết định của nhóm trong nhiều trường hợp có hiệu quả hơn những quyết định của cá nhân.
Hai nhà tâm lý học Pháp A.M.Robert và Ph.Tilman đã chỉ rõ: nói đến quá trình ra quyết định của nhóm là nói đến sự thảo luận của nhóm về một vấn đề nào đó, nhờ kết quả thảo luận ấy mà đưa ra một hay một số quyết định. A.M.Robert và Ph.Tilman đã chia quá trình ra quyết định của nhóm ra bốn giai đoạn: xác định dữ kiện; đánh giá dữ kiện; tìm kiếm quyết định; ra quyết định.
Phương pháp hoạt động của nhóm theo các giai đoạn nêu trên phù hợp và có hiệu quả đối với phong cách lãnh đạo dân chủ. Người lãnh đạo không chỉ chăm chú nghe và kiểm tra các thông tin, mà còn động viên tất cả các thành viên bày tỏ chính kiến của mình. Điều quan trọng là trong quá trình ra quyết định của nhóm, người lãnh đạo phải tổ chức như thế nào đó để các thành viên trong nhóm tham gia đóng góp vào các quyết định một cách tự do,
dân chủ nhất với cách là trung tâm các quan hệ tình cảm hoặc trung tâm của một số thành viên nào đó trong nhóm. Thường trong nhóm nhỏ có sự phân công lao động đặc biệt giữa thủ lĩnh và lãnh đạo.
Trong công tác lãnh đạo và quản lý, vấn đề thủ lĩnh và lãnh đạo có ý nghĩa rất lớn. Đó cũng là vấn đề rất phức tạp và hết sức tế nhị. Làm thế nào để thủ lĩnh và lãnh đạo không mâu thuẫn với nhau trong hoạt động nhóm và có thể chỉ định hoặc bầu thủ lĩnh làm lãnh đạo được không, người lãnh đạo có thể làm thủ lĩnh trong lĩnh vực tình cảm, sở thích không, v.v.. Để đảm bảo cho các nhóm, các tổ chức hoạt động có hiệu quả, những người làm công tác quản lý phải luôn luôn chú ý đến các vấn đề này.