VII. Phương pháp đánh giá của nhúm đối với nhõn cỏch cỏ nhõn
4. Những học thuyết về sự thoả thuận xã hộ
Những học thuyết về sự thoả thuận xã hội do Thomas Hobber (1588- 1679), Jonh Locke (1632-1704) và Jean Jacques Rouseau (1712-1778) đưa ra. Theo Jack H. Curtis- nhà tâm lí học Mỹ thì ba nhà khoa học trên có thể xem là ngưòi mở đường của tâm lý học xã hội hiện đại. Trong sự nghiệp của mình, ba tác giả trên dường như đã dành hết tâm trí cho nghiên cứu vấn đề quan hệ giữa xã hội và cá nhân. Học thuyết về sự thoả thuận xã hội của Hobber được phát triển dựa trên ba yếu tố cơ bản:
- Định đề: Bản năng của con người bị hạn chế và cô lập như thế nào từ những người cùng tầng lớp hoặc từ tầng lớp đối lập của xã hội.
- Nguyên nhân hoặc thiết lập các nguyên nhân: Tại sao con người tự đặt mình vào các mối liên kết với người khác.
- Thiết lập các quy tắc đạo đức từ hai lý do trên.
Trong học thuyết của mình, Locke không tin rằng có tồn tại một nhà nước thời kỳ tiền xã hội hoặc thậm chí không có quan niệm về nhà nước đó. Locke đưa ra quan niệm cho rằng: con người luôn luôn sống trong xã hội, nhà nước trở thành phương tiện để trấn chỉnh những sai trái, bất công và bảo vệ những quyền lợi chính đáng của con người về cuộc sống, tự do và sở hữu. Học thuyết này gần gũi với tâm lí học xã hội hiện đại hơn của Hobber.
Trong số các học thuyết về sự thoả thuận xã hội thì có lẽ học thuyết của Rousseau được tâm lí học xã hội hiện đại đánh giá cao nhất. Cũng giống như Hobber ông đã bắt đầu bằng việc tìm hiểu những hành vi bản năng của con người, chẳng hạn như thú tính. Sau đó, ông nghiên cứu mối tương tác giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội. Ông chỉ ra trật tự xã hội là điều bất khả xâm phạm. Nó được xây dựng trên cơ sở lợi ích của đa số mọi người. Cái trật tự này không thể bắt nguồn từ cái bản năng của con người mà cần phải
được xây dựng trên sự thoả thuận. Như vậy, các học thuyết của Hobber, Locke và Rouseau về sự thoả thuận xã hội đã chỉ ra sự ảnh hưởng giữa các cá nhân trong các mối tương tác liên nhân cách. Quan điểm này được tâm lý học xã hội rất quan tâm. Có thể nói ba tác giả trên là những người mở đường tiêu biểu của tâm lí học xã hội theo chủ nghĩa nhân văn.