Vai trò của tri giác xã hội với quá trình giao tiếp.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội (Trang 96 - 97)

II. Giao tiếp trong tập thể quân nhân.

4.Vai trò của tri giác xã hội với quá trình giao tiếp.

Tri giác xã hội là nhận thức, hiểu biết, đánh giá của chủ thể về các đối tượng. Đối tượng xã hội có thể là chính bản thân mình, người khác, nhóm xã hội.

Cơ chế giao tiếp xã hội được thực hiện qua quá trình tri giác xã hội. Không có tri giác xã hội thì giao tiếp không có hiệu quả.

Các cơ chế của tri giác xã hội bao gồm:

- ấn tượng ban đầu: Là hình ảnh tổng thể trên cơ sở nhìn nhận đối tượng một cách toàn diện, cảm nhận mọi biểu hiện như: diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ...

ấn tượng ban đầu được hình thành trên cơ sở các đặc điểm trung tâm (nét nổi bật), theo sơ đồ mẫu nhân cách có sẵn trong mỗi người, kết quả tri giác chi phối ấn tượng về người khác (tâm thế chủ thể).

ấn tượng ban đầu thường mang tính chủ quan, khó xác định, bị nhiều yếu tố tác động, khó xóa nhoà. Song nó ảnh hưởng lớn đến thái độ ứng xử tiếp đó của chủ thể và đối tượng.

- Quy gán xã hội (đánh giá đối tượng): Là một quá trình suy diễn nhân quả, hiểu hành động của người khác bằng cách tìm những nguyên nhân ổn định để giải thích cho hành động hay biến đổi riêng biệt.

- Quy gán xã hội tuân theo những nguyên tắc sau:

Tâm lý ngây thơ: Tìm cách khám phá nguyên nhân của hành vi để hiểu và dự đoán sự kiện sắp tới với mong muốn có thể biết được môi trường và sự vật xung quanh.

Suy diễn tương ứng: khi quan sát hành vi người khác luôn tìm cách suy diễn ý nghĩa của hành vi đó tương ứng với những gì ta thấy.

Suy diễn đồng biến: Lý giải hành động, sự việc là do chủ thể, do đối tượng hoặc do bối cảnh (quy về đồng thời nhiều nguyên nhân)

- Định kiến xã hội: Thái độ có sẵn về đối tượng giao tiếp, thường mang hàm ý xấu.

Trong hoàn cảnh chủ thể thiếu hụt thông tin, kinh nghiệm sống hạn chế nhưng lại muôn đưa ra kết luận thì định kiến xã hội sẽ rút ngắn thời gian nhận thức, đưa ra hình ảnh giản ước về đối tượng.

Các cơ chế: ấn tượng ban đầu, quy gán xã hội, định kiến xã hội làm cho tri giác xã hội đã mang tính chủ quan lại càng thiếu khách quan hơn. Cần nâng cao khả năng nhận biết lẫn nhau để ứng xử thích hợp trong những hoàn cảnh cụ thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội (Trang 96 - 97)