Tập thể quân nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội (Trang 73 - 75)

I. Khái quát chung về tập thể quân nhân

1. Tập thể quân nhân

Trong xã hội ta, tồn tại nhiều nhóm và tập thể, có mối quan hệ qua lại và tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Trong đó tập thể quân nhân là một loại hình tập thể được tổ chức, xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Tập thể quân nhân là một loại hình tập thể trong xã hội, liên kết với nhau trên cơ sở thống nhất mục đích hoạt động là vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

Là một loại hình tập thể xã hội chủ nghĩa, tập thể quân nhân có đầy đủ những đặc trưng vốn có của tập thể như: mục đích hoạt động mang ý nghĩa xã hội cao cả, có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, có sự nhất trí về quyền lợi chính trị, kinh tế của mọi cán bộ, chiến sỹ... Bên cạnh đó, tập thể quân nhân còn có những đặc trưng riêng, độc đáo phản ánh tính chất, nhiệm vụ của hoạt động quân sự. Đó là:

- Tập thể quân nhân có mục đích hoạt động thống nhất là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. ý nghĩa xã hội to lớn và cao cả của tập thể quân nhân chính là ở mục đích và nhiệm vụ hoạt động của nó. Mục đích đó gắn liền với sự tồn vong của đất nước; sự tự do, bình đẳng, quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của mọi người, mọi nhà trên đất nước ta và góp phần gìn giữ hoà bình, ổn định của khu vực và trên toàn thế giới. Đồng thời, nó còn có tác động trực tiếp giáo dục, phát triển nhân

cách người quân nhân cách mạng. Trong tình hiện nay mục đích, nhiệm vụ của các tập thể quân nhân là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc "giữ vững độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ các lợi ích quốc gia", "ngăn ngừa, đập tan mọi âm mưu diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ và ứng phó với mọi tình huống phức tạp khác có thể xẩy ra".

Sự thống nhất mục đích hoạt động trong tập thể quân nhân là cơ sở tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, tình cảm, quyết tâm hành động của mọi quân nhân trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao. Sự thống nhất đó xuất phát từ bản chất giai cấp, từ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu và sự đồng thuận cao của các quân nhân trong quân đội ta - một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ.

- Tập thể quân nhân có tính tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật tự giác nghiêm minh. Đặc trưng này xuất phát từ yêu cầu khách quan của hoạt động quân sự và sự giác ngộ cao của các quân nhân trong quân đội ta về vinh dự, trách nhiệm lớn lao đối với tổ quốc, với nhân dân.

Tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của tập thể quân nhân trong thời bình là trình độ sẵn sàng chiến đấu cao, trong thời chiến là chiến thắng kẻ thù trong mọi tình huống. Hoạt động đó được thực hiện bằng sức mạnh của sự thống nhất cao về tư tưởng, hành động; về sự hợp đồng thống nhất; sự thuần thục, chính xác cao trong sử dụng vũ khí, trạng kỹ thuật quân sự. Do vậy, tập thể quân nhân chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình khi có tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật tự giác nghiêm minh.

Đặc điểm trên đặt ra yêu cầu khách quan cho mỗi quân nhân và cả tập thể phải có kỷ luật tự giác, nghiêm minh để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện mọi nhiệm vụ.

- Quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể quân nhân là loại quan hệ đặc biệt - quan hệ đồng chí, đồng đội của những người cùng chung lý tưởng chiến đấu, đó là cơ sở xuất hiện bầu không khí tâm lý tích cực lành mạnh trong tập thể. Các mối quan hệ qua lại trong tập thể quân nhân trong quân đội ta

mang bản chất của quân đội cách mạng, đó là sự phụ thuộc lẫn nhau cả về trách nhiệm xã hội và sự cộng tác trên tình đồng chí.

Do có cùng mục tiêu, lý tưởng chiến đấu tất cả vì độc lập tư do của tổ quốc vì hạnh phúc của nhân dân, quan hệ đồng chí, đồng đội trong tập thể tạo nên sức mạnh to lớn vượt xa sức mạnh của tất cả các thành viên cộng lại. Quan hệ qua lại trong tập thể quân nhân được biểu hiện tập trung ở bầu không khí tâm lý tích cực lành mạnh, ở tính chất dân chủ nội bộ và sự tín nhiệm của các thành viên đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy.

Tập thể quân nhân rất đa dạng, phong phú. Vì vậy, tuỳ theo cách tiếp cận trong nghiên cứu mà có nhiều cách phân loại khác nhau.

- Căn cứ vào tính chất, nhiệm vụ đảm nhiệm của tập thể, có thể phân loại tập thể quân nhân thành: Tập thể quân nhân làm nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu; tập thể quân nhân làm nhiệm vụ học tập; tập thể quân nhân làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; tập thể quân nhân làm nhiệm xây dựng kinh tế....

- Căn cứ vào mức độ tiếp xúc giữa các quân nhân, có thể phân chia tập thể quân nhân thành 3 loại: Tập thể lớn; tập thể vừa (tập thể thứ cấp); tập thể cơ sở (tập thể nhỏ).

Trong các loại tập thể nói trên tâm lý học xã hội quân sự đặc biệt quan tâm nghiên cứu về các tập thể cơ sở quân nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w