II. Giao tiếp trong tập thể quân nhân.
3. Biện pháp tâm lý xã hội định hướng, điều khiển dư luận trong tập thể quân nhân
- Hình thành ở quân nhân có nhận thức đúng về sự kiện là việc làm đầu tiên tạo cơ sở nền tảng của dư luận tập thể tích cực.Đây là quá trình tác động để người quân nhân phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan, nhận thức rõ bản chất, ý nghĩa của các sự kiện xảy ra.Trong quá trình tác động cần làm cho quân nhân hiểu đúng đặc điểm, ý nghĩa, bản chất của sự kiện sao cho phù hợp với lô gíc và biểu hiện của nó, phù hợp với yêu cầu khách quan của xã hội, quân đội và tập thể.
-Hình thành ở quân nhân có thái độ phù hợp với các quá trình, sự kiện xảy ra. Thái độ trong dư luận tập thể là tổng hợp độc đáo những yếu tố cảm xúc, nhận thức về sự kiện, như một sự sẵn sàng đón nhận sự kiện.Thái độ là phức hợp lý và tình phản ánh nội dung ý nghĩa xã hội của dư luận tập thể quân nhân. Đây là nội dung quan trọng nhất mà việc hình thành nó phải đảm bảo nội dung thái độ phải phù hợp với yêu cầu chung của xã hội, quân đội và tập thể.
-Hình thành ở quân nhân có hành vi phát ngôn hợp lý với các sự kiện xảy ra. Hành vi phát ngôn là lời nói, ngôn ngữ đối thoạt diễn ra trong quá trình con người trao đổi thông tin với nhau về sự kiện hiện tượng nào đó; là mặt hiện thực của nhận thức và thái độ của chủ thể đối với một sự kiện nhất định. Quá trình này cần thực hiện các yêu cầu: đảm bảo các hành vi phát ngôn luôn thông nhất với các chuẩn mực của xã hội, không trái với yêu cầu của quân đội và kỷ luật quân sự; thống nhất giữa lời nói và động cơ tư tưởng; ngôn ngữ phải rõ ràng, chính xác, có sức thuyết phục.
3. Biện pháp tâm lý xã hội định hướng, điều khiển dư luận trong tập thể quân nhân thể quân nhân
-Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, có định hướng theo quan điểm của đảng, yêu cầu của quân đội và nhiệm vụ của tập thể quân nhân. Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu trong quá trình thực hiện nó đòi hỏi chúng ta phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây: Việc cung cấp thông tin cần phải xử lý làm cho thông tin dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với quân nhân; thông tin bằng nhiều hình thức, tránh thông tin một chiều, phiến diện hoặc cố tình bưng bít
sự thật chỉ càng gây thêm tính tò mò của quân nhân và dễ mang lại hiệu quả xấu. Điều này đòi hỏi cán bộ lãnh đạo chỉ huy đơn vị cần thực hiện tốt công khai dân chủ khi đề ra các chủ trương, biện pháp mới của đơn vị.
-Thường xuyên giáo dục nâng cao trình độ chính trị tư tưởng, nhận thức về tình hình nhiệm vụ; bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, các chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa, điều lệnh quân đội, vốn sống, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn cho quân nhân. Đây là cơ sở giúp cho quân nhân có thể phân biệt đúng-sai, nhận xét, đánh giá khách quan, chính xác các sự kiện hiện tượng xảy ra, từ đó nhanh chóng thống nhất nhận thức và tư tưởng, hình thành dư luận tích cực.
-Tổ chức các hoạt động thể và giao tiếp quân sự để tạo lập và hình thành trong tập thể quan nhân sự đồng bộ động cơ, thống nhất định hướng giá trị làm cho những mục đích vì tập thể, những động có ý nghĩa xã hội cao cả chiếm ưu thế. Thông qua hoạt động cùng nhau và giao tiếp quân sự mà hình thành ở quân nhân có nhận thức đúng về sự kiện, có thái độ phù hợp và hành vi phát ngôn hợp lý với sự kiện xảy ra.
-Phát huy vai trò của cán bộ lãnh đạo quản lý, đội ngũ nòng cốt trong định hướng và điều khiển dư luận. Đây là những chủ thể quan trọng nhất định hướng, điều khiển dư luận do đó cần phải có uy tín, biết cách tác động bằng các phương thức tâm lý xã hội như hướng dẫn, thuyết phục, nêu gương, ám thị... đối với quân nhân để hình thành dư luận tích cực, khắc phục tin đồn trong tập thể. Khi có dư luận tiêu cực, tin đồn xuất hiện cần nhanh chóng tìm nguồn phát, gặp gỡ người đưa tin sai lệch đầu tiên để phân tích, thuyết phục họ nhận rõ sai trái, tác hại của nó rồi yêu cầu cải chính trước tập thể.
Chương 9
TÂM TRạNG TậP THể QUÂN NHÂN
Tâm trạng là một trong những hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trong quá trình chung sống và hoạt động cùng nhau giữa các thành viên. Đây là bộ mặt tinh thần của tập thể, yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới tới tính tích cực hoạt động của tập thể. Biết điều khiển tâm trạng của tập thể quân nhân là một yêu cầu quan trọng đối với người cán bộ chỉ huy lãnh đạo.
V.I Lênin từng chỉ rõ: “Trong công tác với quần chúng, khi xác định chiến thuật và chiến lược đấu tranh cách mạng, Đảng cần phải tính đến tâm trạng của quần chúng”. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI cũng khẳng định “Muốn làm chủ trận địa tư tưởng, mỗi cấp uỷ phải hiểu rõ tâm trạng của quần chúng”.