III. Tâm lí học xã hội trở thành một khoa học độc lập.
1. Sự kiện năm 1908 trong lịch sử hình thành tâm lí học xã hộ
Sự hình thành tâm lí học xã hội như một khoa học độc lập, được đánh dấu bằng sự kiện năm 1908 , cuốn sách giáo khoa đầu tiên về tâm lí học xã hội được xuất bản có tên là “Tâm lý học xã hội” (Social Psychology). Tác giả cuốn sách này là nhà xã hội học Edward A.Ross mà chúng ta đã có dịp đề cập ở trên. Ông là tiến sĩ về lịch sử, chính trị và kinh tế học. Cuốn tâm lí học xã hội của ông được dựa trên cơ sở và sự kết hợp hai khoa học: tâm lí học và xã hội học. Một vấn đề chính được đề cập trong cuốn sách là sự bắt chước được hình thành, phát triển và thực hiện như thế nào. Tác giả đã sử dụng hiện tượng bắt chước để giải thích hiện tượng thay đổi tư tưởng, thói quen và quan điểm giữa các thành viên trong các nhóm xã hội.
Cũng vào năm 1908, nhà tâm lí học William McDougal đã cho xuất bản cuốn sách có tên là “Nhập môn tâm lí học xã hội” (Introduction to Social psychology). Trong cuốn sách này McDougal đã chỉ ra vai trò của sự bắt chước trong việc lý giải sự giống nhau về hành vi giữa các thành viên trong nhóm xã hội.
Kể từ thời điểm hình thành với gia tài hết sức khiêm tốn-hai cuốn sách giáo khoa, đến nay tâm lí học xã hội đã có lịch sử gần một thế kỉ phát triển. Đến năm 1954, đã có 52 cuốn sách giáo khoa về tâm lí học xã hội có giá trị đã được xuất bản. Theo Allport thì đến 1968, số sách giáo khoa về ngành khoa học này đã tăng lên gần 100 cuốn, và tính đến năm 1980, số sách giáo khoa về tâm lí học xã hội đã lên tới gần 150 cuốn, gần chục tạp chí về tâm lí học xã hội và một số lượng lớn các tuyển tập, bài viết, sách tham khảo có giá trị về ngành khoa học này được hoàn thành.
Qua gần một thế kỉ phát triển, dường như tâm lí học xã hội được chia thành hai xu hướng: Xu hướng của các nhà tâm lí học phương Tây và xu hướng của các nhà tâm lí học Xô viết. Mặc dù có những quan điểm chung là đều tìm
hiểu những đặc điểm tâm lí của con người trong môi trường xã hội. Song cách tiếp cận của hai xu hướng này có những điểm khác nhau cơ bản. Tâm lý học Xô viết chú ý nhiều đến việc nghiên cứu các đặc điểm tâm lí của nhóm, trong đó đặc biệt là các giai cấp, tập thể (một loại nhóm chính thức phát triển ở mức độ cao). Trong khi đó tâm lí học xã hội phương Tây lại quan tâm nhiều hơn đến nghiên cứu kinh nghiệm và hành vi xã hội của con người, coi hành vi xã hội của con người mới là đối tượng nghiên cứu của tâm lí học xã hội. Các nhà tâm lí học Xô viết đã chú trọng nhiều hơn đến việc nghiên cứu lý luận và ở một mức độ nào đó có thể coi những nghiên cứu của họ mang tính hàn lâm hơn là tính thực tiễn của đời sống xã hội. Còn các nhà tâm lí học xã hội phương Tây lại có một cách tiếp cận khác. Họ chú ý nhiều đến các vấn đề tâm lí xã hội xảy ra và xuất hiện trong thực tiễn đời sống xã hội. Họ tìm hiểu sự thể hiện hành vi xã hội trong các lĩnh vực của cuộc sống, chẳng hạn như vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo; vấn đề tội phạm, bạo lực, nghiện hút, hành vi lệch chuẩn, vấn đề thích nghi xã hội, vấn đề quản lý xã hội và quản lý trong kinh doanh... Nói cách khác, những nghiên cứu của họ xuất phát từ đòi hỏi và từ những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. Do vậy trong các nghiên cứu của tâm lí học xã hội phương Tây, tính thực tiễn thể hiện rõ hơn tính lý luận.
ở nước ta, tâm lí học xã hội vẫn còn là một ngành khoa học rất non trẻ. Nếu so với tâm lí học sư phạm và tâm lí học đại cương thì thời gian và thành tựu phát triển của nó còn rất khiêm tốn. Trong thời gian gần đây, do nhận thức được vai trò quan trọng của ngành khoa học này nên tâm lí học xã hội đã được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức của một số trường đại học lớn, một số khoa, bộ môn tâm lí học xã hội được hình thành từ các trường đại học và học viện, một số cơ sở nghiên cứu tâm lí học xã hội đã ra đời tại các viện nghiên cứu, một số sách giáo khoa và sách tham khảo về tâm lí học xã hội đã được biên soạn và xuất bản.
2. Vài nét về lịch sử hình thành, phát triển các tư tưởng tâm lí học xã hội quân sự
Quá trình hình thành và phát triển các tư tưởng tâm lí học xã hội quân sự gắn liền với điều kiện xã hội nói chung với lịch sử chiến tranh và sự xuất
hiện quân đội nói riêng. Chiến tranh là một thử thách khắc nghiệt, tác động đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, đặc biệt là đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội (mọi nhóm người, cộng đồng người), trước hết là tâm trạng của những người cầm súng. Để giành thắng lợi trong chiến tranh các bên tham chiến đều tận dụng mọi thành quả nghiên cứu của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội phục vụ cho việc trang bị đào tạo, huấn luyện quân đội. Đó là điều kiện cho sự xuất hiện các tư tưởng học thuyết về quân sự, trong đó có các tư tưởng, học thuyết về tâm lí học quân sự, tâm lí học xã hội quân sự ra đời. Các tư tưởng tâm lí học xã hội quân sự qua các thời đại từ trước đến nay được hình thành đầu tiên từ các quan sát cá nhân, những mô tả và kinh nghiệm cảm tính sau đó khái quát thành lí luận, thành các học thuyết tâm lí học. Các tư tưởng, học thuyết này phát triển mạnh mẽ vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX. Đặc biệt từ khi tâm lí học trở thành khoa học độc lập (1879).
Lược qua lịch sử nhân loại, ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện các nhà lí luận quân sự nổi tiếng như Tôn Tử (Trung Quốc) Cơxênôphôn (Hi Lạp), Phơrơntin (La Mã)... đã đặt nền móng cho những tư tưởng tâm lí học xã hội quân sự hết sức quan trọng. Qua các phù điêu, các văn hoá cổ còn lưu giữ lại đến ngày nay ở Ai Cập, Trung Quốc, La Mã... đã mô tả các trận chiến đấu, các nghi lễ trước trận đánh, phản ánh sự quan tâm của các tướng lĩnh đối với trạng thái tâm lí của binh sĩ, cũng như các thủ đoạn kích thích tinh thần quân đội. Quan hệ giữa chủ tướng và binh sĩ có tính đến đặc điểm tâm lí xã hội của từng loại người là một vấn đề rất được quan tâm. Tôn Tử trong “Điều ước về nghệ thuật quân sự” đã cho rằng: tướng lĩnh phải hiểu biết về mục đích chiến tranh, đồng lòng trên dưới là quy luật chủ đạo của chiến tranh.
Thời kì phong kiến nổi bật lên tư tưởng của Makiaveli trong việc đề cao yếu tố thành phần xã hội trong tuyển chọn. Ông nhấn mạnh đến các yếu tố xã hội, môi trường và điều kiện sống, đến chất lượng binh lính. ở Việt Nam có thể kể đến những tư tưởng của các nhà quân sự tên tuổi như: Lí Thường Kiệt (1019-1105) với tư tưởng liên kết nhân tâm, thu phục lòng người; Trần Quốc
Tuấn (1229-1300) với tư tưởng đề cao sức mạnh của quần chúng nhân dân, coi trọng mối quan hệ tướng sĩ đồng lòng; Nguyễn Trãi (1830-1442) là người luôn đánh giá cao vai trò của quần chúng nhân dân trong chiến tranh, khắng định sự liên kết của người lính chủ yếu dựa trên cơ sở giác ngộ về mục đích chính nghĩa của chiến tranh...; Nguyễn Huệ (1753-1792) luôn coi sự đồng thuận trong nội bộ, sự liên kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu chiến đấu... là yếu tố quyết định của thắng lợi.
Thời kì tư bản chủ nghĩa các tư tưởng tâm lí học xã hội quân sự phát triển gắn liền với các cuộc chiến tranh trành thuộc địa của các nước đế quốc (chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918). Những năm sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ đặc biệt từ 1893 trở đi được đánh dấu như một cái mốc về sự nhảy vọt của tâm lí học quân sự nói chung, tâm lí học xã hội quân sự nói riêng: ở Pháp đáng chú ý là tư tưởng của Lêbôn và các đồng nghiệp cho rằng: tính cộng đồng quyền lợi giữa con người trong cùng dân tộc không phân biệt giai cấp, tầng lớp xã hội, giáo dục là quá trình thống nhất cao của con người với tinh thần dân tộc sinh ra nó; ở Đức dựa vào thành tựu nghiên cứu tâm lí học của các nhà lí luận trên thế giới thông qua sự đánh giá, so sánh về mặt lí thuyết cũng như thực nghiệm, các nhà tâm lí học Đức đã hình thành cho mình một nền tâm lí học xã hội độc lập, một trong nghiên cứu người có đóng góp lớn vào sự phát triển tâm lí học xã hội quân sự Đức là K.Lêvin- ông đã đưa vào quân đội một loạt các kết luận tâm lí và là người đầu tiên đưa ra khái niệm “không gian sống” của nhân cách, ảnh hưởng của “không gian sống” (hay môi trường sống) đến tâm lí người lính... ở Mĩ, ngay từ khi ra đời tâm lí học xã hội quân sự Mĩ đã chịu ảnh hưởng của tâm lí học xã hội Pháp, đặc biệt là các tư tưởng của phái xã hội về đám đông về tâm trạng và sự lây lan tâm lí nguyên nhân dẫn đến sự hoảng loạn của người lính trong chiến tranh...
Tâm lí học xã hội quân sự chỉ phát triển mạnh mẽ và khẳng định được vị trí của mình khi nó có ánh sáng của chủ nghĩa Mác soi đường và được dựa
chắc trên những cơ sở khoa học của nền tâm lí học Mác xít. Nền tâm lí học coi hoạt động là đối tượng nghiên cứu trực tiếp với những cống hiến to lớn của Vưgôtxki, Rubinxtein, Luria, Lêonchiev... Có thể nói lịch sử tâm lí học quân sự Xô Viết gắn liền với lịch sử của các lực lượng vũ trang Liên Xô, với việc xây dựng, huấn luyện và chiến đấu của các lực lượng vũ trang đó. Những nhà hoạt động nổi tiêng như M.I.Kalinin, M.V.Phrunde, A.X.Butnốp, X.I.Guxep đã đóng góp nhiều vào sự phát triển tâm lí học xã hội Xô Viết đặc biệt những năm sau cách mạng tháng 10. Trong những năm chiến tranh giữ nước vĩ đại, tâm lí học xã hội quân sự Xô Viết đã hướng mọi nghiên cứu vào phục vụ nhu cầu của chiến đấu như những vấn đề về “ảnh hưởng của tập thể quân nhân đến xây dựng nhân cách người chiến sĩ”; “những vấn đề về củng cố uy tín người cán bộ chỉ huy trong tập thể quân nhân”; “vấn đề khắc phục tâm trạng hoảng loạn của quân nhân trong chiến đấu”; “vấn đề giáo dục truyền thống chiến đấu trong quân đội”... Trong những năm sau chiến tranh các vấn đề của tâm lí học xã hội quân sự càng trở nên rõ ràng và ngày càng được các nhà tâm lí học quan tâm nghiên cứu.
ở Việt Nam, tâm lí học xã hội quân sự đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong chương trình giảng dạy của Khoa Tâm lí học quân sự. Từ một chủ đề trong chương trình giảng dạy đầu tiên, đến nay tâm lí học xã hội quân sự đã phát triển thành một học phần quan trọng với nhiều chủ đề như:
- Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu.
- Lịch sử hình thành và phát triển của tâm lí học xã hội. - Nhóm nhỏ.
- Nhóm lớn.
- Tập thể và tập thể quân nhân. - Mối quan hệ qua lại và giao tiếp. - Dư luận tập thể.
- Tâm trạng tập thể. - Uy tín.
- Truyền thống.
- Bầu không khí tâm lí xã hội trong tập thể.
Những vấn đề nghiên cứu của tâm lí học quân sự ngày càng phát triển cả bề rộng và chiều sâu, với sự đóng góp của hàng chục luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về các vấn đề khác nhau của tâm lí học xã hội quân sự như: vấn đề xây dựng tập thể quân nhân; vấn đề giao tiếp xây dựng mối quan hệ qua lại; định hướng dư luận; xây dựng tâm trạng, uy tín truyền thống, bầu không khí tâm lí trong tập thể quân nhân. Tất cả các công trình nghiên cứu trên đã góp phần tích cực vào sự phát triển của tâm lí học quân sự nói chung, tâm lí học xã hội quân sự nói riêng.
Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, để đáp ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, tâm lí học xã hội quân sự cần phải tiếp tục nghiên cứu, phát triển cả về lí luận và thực tiễn, tạo ra những bước phát triển mới, khẳng định vị trí vững chắc của mình trong đào tạo, giáo dục, huấn luyện ở các học viện, nhà trường quân đội.
Chương 4
Nhóm lớn và tâm lý nhóm lớn
Ngày nay, những vấn đề về nhóm lớn như tâm lý dân tộc, sắc tộc, giai cấp, tôn giáo... đang nổi lên và tác động nhiều mặt tới cuộc sống, hoạt động của con người. Nhóm lớn, đó là nơi tạo nên các chuẩn mực xã hội, các giá trị, tâm thế, nhu cầu... mà cá nhân sẽ chiếm lĩnh thông qua những nhóm nhỏ và giao tiếp xã hội, là nguồn gốc, cơ sở và điều kiện để hình thành những đặc điểm tâm lí xã hội của tâm lí cá nhân. Việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý xã hội của nhóm lớn là cơ sở để người chỉ huy, lãnh đạo hiểu biết nội dung tâm lý cá nhân của từng quân nhân nắm được quy luật hình thành, vận động của tâm lí nhóm lớn và tâm lí cá nhân, từ đó biết cách tác động phù hợp tới họ, nâng cao hiệu quả của quá trình chỉ huy, lãnh đạo bộ đội.