Các kĩ năng giao tiếp

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội (Trang 97 - 100)

II. Giao tiếp trong tập thể quân nhân.

5. Các kĩ năng giao tiếp

a. Kĩ năng định hướng trong giao tiếp: Là khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài để phán đoán chính xác những trạng thái bên trong của đối tượng giao tiếp.Kĩ năng này bao gồm:

- Kĩ năng đọc nội tâm dựa trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói. THông qua quan sát các trạng thái tâm lí được biểu lộ qua nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu, lời nói để đánh giá chính xác, đầy đủ thái độ của người khác.

- Kĩ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất nhân cách. Qua những biểu hiện bên ngoài đã tri giác được nhanh chóng chuyển vào phán đoán các trạng thái, đặc điểm tâm lí của người khác.

b. Kĩ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài trong giao tiếp:

Kĩ năng này được thực hiện thông qua hai nhóm dấu hiệu sau:

- Nhóm dấu hiệu bên ngoài nhận biết bằng nhận thức cảm tính: chiều cao, dáng vẻ, đầu tóc, trang phục, lứa tuổi, giới tính...

- Nhóm dấu hiệu bên ngoài mang tính tổng quát: tính cách, cảm xúc tình cảm, đạo đức...

Nhận biết những dấu hiệu bên ngoài trong giao tiếp còn liên quan tới trực giác trong đánh giá đối tượng, trình độ, kinh nghiệm, vốn sống của chủ thể giao tiếp...

c. Kĩ năng định vị trong giao tiếp

Là khả năng biết xác định vị trí, không gian, thời gian trong giao tiếp, đặt mình vào vị trí đối tượng để cùng chia sẻ các trạng thái tâm lí, tạo điều kiện cho đối tượng chủ động giao tiếp.

d. Kĩ năng điều chỉnh, điều khiển trong giao tiếp

Là một kĩ năng hết sức phức tạp và sinh động, bao gồm nhiều thành phần tâm lí tham gia (nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử), phối hợp nhịp nhàng, hợp lí để điều chỉnh, điều khiển trong quá trình giao tiếp.

Biểu hiện: cử chỉ, điệu bộ hành vi phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích, nội dung, nhiệm vụ giao tiếp; biết phát hiện, biết lắng nghe, biết xử lí thông tin, điều khiển đối tượng theo ý mình; biết tự chủ, kiềm chế hành vi, cảm xúc; linh hoạt trong ứng xử.

e. Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp

Khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, kí hiệu, vật thể) để giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp.

Đòi hỏi chủ thể phải thực sự làm chủ các phương tiện giao tiếp; liên tục rèn luyện, thực hành và có nhân cách mẫu mực.

Chương 8

Dư luận tập thể quân nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học xã hội (Trang 97 - 100)