III. Biện pháp tâm lý-xã hội chủ yếu xây dựng tập thể cơ sở quân nhân vững mạnh toàn diện
6. Chủ động, tích cực định hướng, điều khiển điều chỉnh các hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể quân nhân theo hướng tích cực.
tượng tâm lý xã hội trong tập thể quân nhân theo hướng tích cực.
Xuất phát từ vai trò to lớn của các hiện tượng tâm lý xã hội nẩy sinh trong tập thể đối với sự hình thành phát triển nhân cách quân đội và tập thể quân nhân. Do đó, muốn xây dựng tập thể quân nhân vững mạnh lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần tích cực, chủ động định hướng các hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể theo hướng tích cực hướng vào thực hiện thắng lợi các chức năng, nhiệm vụ của tập thể.
Định hướng, điều khiển, điều chỉnh các hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể quân nhân theo hướng tích cực là một quá trình khó khăn, phức tạp. Muốn thực hiện tốt giải pháp này cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị cần nắm chắc đặc điểm, quy luật, cơ chế vận hành, các nhân tố tác động và sự biến đổi của các hiện tượng tâm lý xã hội, biết tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng diễn
biến của nó; có kĩ xảo, kĩ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các tri thức đó để định hướng, điều khiển, điều chỉnh các hiện tượng tâm lí xã hội theo hướng tích cực phù hợp với điều kiện sống, đặc điểm hoạt động và đặc trưng tâm lí của các quân nhân trong tập thể. Trong đó cần coi trọng sự định hướng, điều khiển, điều chỉnh các hiện tượng tâm lý xã hội tương đối ổn định bền vững, có tác động to lớn đến mọi mặt đời sống, hoạt động của tập thể như: dư luận, tâm trạng, uy tín, truyền thống nẩy sinh trong tập thể.
Tập thể cơ sở quân nhân là tế bào cơ bản tạo nên sức mạnh chiến đấu và trưởng thành của quân đội. Trách nhiệm của người chỉ huy, cán bộ chính trị cấp phân đội là xây dựng cho mọi tập thể cơ sở quân nhân vững mạnh về mọi mặt. Muốn làm được điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, sỹ quan phải có kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc về tập thể cơ sở quân nhân và tâm lý tập thể quân nhân để có thể vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, kết hợp với các biện pháp tổng hợp để xây dựng tập thể cơ sở quân nhân vững mạnh về mọi mặt.
Chương 7
Mối quan hệ qua lại và giao tiếp trong tập thể quân nhân
Quan hệ và giao tiếp giúp cho con người hoà nhập vào cộng đồng và xã hội, hình thành, phát triển nhân cách. Theo Mác-Angghen: “Sự phong phú thực sự về tinh thần của mỗi cá nhân là hoàn toàn phụ thuộc vào những mối liên hệ hiện thực của họ” (Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG HN.1995, tr 53). Hiểu biết về mối quan hệ qua lại và giao tiếp trong tập thể quân nhân giúp người cán bộ chỉ huy, lãnh đạo biết cách tác động có hiệu quả tới quân nhân và tập thể quân nhân.