tại VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2011 -2013 và 6 tháng đầu năm 2014
4.1.2.1. Tình hình thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử
Trong những năm hoạt động gần đây, VietinBank Cần Thơ đã không ngừng cải tiến những sản phẩm của mình thông qua các tiện ích đem lại cho người tiêu dùng. Cụ thể là dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn với nhiều tính năng như: truy vấn thông tin, chuyển tiền, thanh toán tiền hàng hoá, thanh toán lương, hoá đơn điện, nước, tiền vay, tiền lãi, tiền bảo hiểm,
tiền vé máy bay,... Trong 3 năm (2011-2013), tuy tình hình thu nhập của Ngân
hàng có chiều hướng giảm nhưng thu nhập từ dịch vụ thẻ va ngân hàng điện tử có
Bảng 4.1: Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử tại VietinBank Cần Thơ giai đoạn2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Thu từ dịch vụ 7.300 6.400 5.900 (900) (12,33) (500) (7,81) Thu từ dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử 470 710 680 240 51,06 (30) (4,23) Tổng thu 7.770 7.110 6.580 (660) (8,49) (530) (7,45)
Nguồn: Phòng kế toán VietinBank Cần Thơ
88,24% 92,34% 89,67% 90,01% 93,95% 11,76% 7,66% 10,33% 9,99% 6,05% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6th 2013 6th 2014 N ăm Tỷ trọng
Thu từ dịch vụ Thu từ dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử
Nguồn: Phòng kế toán VietinBank Cần Thơ
Biểu đồ 4.1 Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ và thu nhập từ dịch vụ thẻ và ngânhàng điện tử giai đoạn 2011 – 2013
Qua bảng 4.1, ta thấy tổng thu của ngân hàng giảm đều qua các năm
2011 – 2013, cụ thể năm 2012 giảm 668 triệu đồng so với năm 2011, giảm tương ứng 8,49%.Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thu từ dịch vụ (các khoản
từ dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thu hộ, chi hộ,…) của ngân hàng giảm,
mặt dù trong năm 2012 khoản thu từ dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử đã tăng
các khoản thu từ dịch vụ khác nên đã làm cho tổng thu của Ngân hàng trong
năm 2012 giảmxuống.Sang năm 2013thì tổng thu của Ngân hàng lạitiếp tục
giảm 530 triệu đồng, giảm với tỷ lệ tương ứng là 7,45% so với năm 2012. Ta thấy, trong năm 2013 thì cả thu từ dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử cùng các khoản thu khác đều giảm. Cho thấy tình hình thu nhập của Ngân hàng trong việc cung ứng cac dịch vụ ngân hàng chưa đem lại hiệu quả cao, còn nhiều khó khăn, vì thế ban lãnh đạo Ngân hàng cần xem xét và nghiên cứu kỹ lý do
mà hiệu quả lại giảm như vậy. Tuy nhiên, qua biểu đồ 4.1 ta thấy, có sự
chuyển biến trong cơ cấu thu nhập từ các khoản dịch vụ của Ngân hàng. Tỷ
trọng thu nhập từ dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử đang có xu hướng tăng lên
qua các năm 2011 – 2013. Cho thấy Ngân hàng đang tập chung chuyển sang
phát triển dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử.
Qua kết quả phân tích trên ta thấy tình hình thu nhập từ các khoản dịch
vụ của Ngân hàng đang giảm qua các năm 2011 – 2013 nhưng sang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 cũng không có sự tiến triển
nào, tổng thu lại tiếp tục giảm và được thể hiện qua bảng 4.2 dưới đây:
Bảng 4.2: Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử tại VietinBank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Kết quả hoạt động kinh doanh 6th 2013 6th 2014
Chênh lệch 6th 2014/6th 2013 Số tiền % Thu từ dịch vụ 4.100 2.700 (1.400) (34,15) Thu từ dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử 340 360 20 5,88 Tổng thu 4.440 3.060 (1.380) (31,08)
Nguồn: Phòng kế toán VietinBank Cần Thơ
Qua bảng 4.2 ta thấy, 6 tháng đầu năm 2014,thu từ dịch vụ thẻ và ngân
hàng điện tử tăng20 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 nhưng các khoản
thu từ dịch vụ khác lạigiảmtới 1.400 triệu đồngnênđã làm cho tổng thu giảm
1.380 triệu đồng, giảm tương ứng 31,08%. Vì thế, để đảm bảo hiệu quả trong
việc cung ứng dịch vụ ngân hàng phát triển ổn định thì các đơn vị lãnh đạo cần
phối hợp phát triển cả dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử cùng với việc ổn định
và phát triển các dịch vụ ngân hàng khác như dich vụ thanh toán qua ngân
hàng vì đây là dịch vụ mang lại nguồn thu thường xuyên và ổn định choNgân hàng. Với biều đồ 4.1 ta thấy, trong giai đoạn đầu bước sang năm 2014 Ngân
hàng tiếp tục chuyển dịch cơ cấu thu nhập, tăng tỷ trọng dịch vụ thẻ và ngân
cao của xã hội, giúp Ngân hàng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa
bàn trong việc phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cùng với việc
khẳng định thế mạnh của Ngân hàng trong việc ứngdụng sự tiến bộ của công
nghệ vào lĩnh vưc ngân hàng, tạo niềm tin cho khách hàng.Đây là một kết quả
tốt mà Ngân hàng cần cố gắng phấn đấu phát triển hơn nữa.
4.1.2.2. Số lượng khách hàng sử dụngdịch vụ ngân hàng điện tử
Với thời buổi công nghệ tiên tiến như hiện nay thì cuộc sống của con người cũng được nâng cao vì thế những tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử cũng được khách hàng quan tâm nhiều hơn, điều đó được
thể hiện qua bảng số liệu 4.3 dưới đây:
Bảng 4.3: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Khách hàng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số lượng % Số lượng % Internet Banking 505 785 986 280 55,45 201 25,61 SMS Banking 2.896 4.335 5.657 1.439 49,69 1.322 30,50 Mobile Bankplus - - 1.854 - - 1.854 - Tổng 3.401 5.120 8.497 1.719 50,54 3.377 65,96
Nguồn: Phòng kế toán VietinBank Cần Thơ
14,85% 15,33% 11,60% 85,15% 84,67% 66,58% 21,82% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 N ăm Tỷ trọng
Internet Banking SMS Banking Mobile Bankplus
Nguồn: Phòng kế toán VietinBank Cần Thơ
Biểu đồ 4.2 Tỷ trọng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử giai đoạn 2011 – 2013
Qua biểu đồ 4.2 và bảng số liệu 4.3 ta thấy, tổng số lượng khách hàng sử
dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng tăng đềuqua các năm từ năm
Banking luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm trên 65% qua các năm, cao hơn
so với dịch vụ Internet Banking. Sang năm 2013, NH phát triển thêm dịch
vụ Mobile Banklus, đây làdịch vụ Mobile Banking với các tiện ích vượt trội
cung cấp cho khách hàng có sử dụng thuê bao di động Viettel. Đã thu hút
được một lượng khách hàng đáng kể (1.854 khách hàng), góp phần tăng lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ NHĐT của NH trong năm 2013.
- Internet Banking:
Là một trong những sản phẩm dịch vụ được Ngân hàng triển khai từ rất
sớm. Tuy nhiên rất ít khách hàng sửdụng do nó không thuận tiện. Bởi vì, nó
đòi hỏi phải có mạng Internet và có máy tính để kết nối, điều này gây khó
khăn cho khách hàng khi muốn sử dụng dịch vụ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với thời đại công nghệ máy tính như hiện nay thì phần lớn khách hàng
đều có trang bị máy tính và mạng Internet nên nhu cầu sử dụng dịch vụ cũng tăng cao, đã làm cho số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ tăng. Cụ
thể, trong năm 2011 số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ là 505 khách hàng, năm 2012 tăng lên 785 khách hàng, tăng với tỷ lệ 55,45%, tăng tương ứng 280 khách hàng. Đến năm 2013, số lượng khách hàng tiếp tục tăng
lên 986 khách hàng, tăng tương ứng với tỷ lệ 25,61%. Tuy nhiên, do trong
năm 2013, NH phát triển thêm sản phẩm mới là Mobile Bankplus nên đã làm cho tỷ trọng của dịch vụ Internet Banking giảm xuống còn 11,60%. Tuy nhiên,
lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking vẫn tăng đều và NH cần phát huy hơn nữa.
- SMS Banking:
Đây cũng là sản phẩm được Ngân hàng triển khai từ rất sớm và được
khách hàng sử dụng nhiều hơn so với dịch vụ Internet Banking do nó thuận
tiện hơn rất nhiều, chỉ cần có chiếc điện thoại, có sóng, bạn có thể đi tới
bất cứ đâu cũng có thể sử dụng được. Dịch vụ này cho phép khách hàng kiểm tra số dư tài khoản, liệt kê giao dịch, thông báo số dư, tỷ giá và lãi suất tự động, thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, đện thoại, internet và nạp tiền vào thẻ. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ SMS Banking cũng có
sự gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ đạt 4.335 khách hàng, tăng 1.439 khách hàng so với năm 2011, tương ứng tăng
với tỷ lệ 49,69%, sang năm 2013 thì số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ tiếp
tục tăng, cụ thể tăng 1.322 khách hàng, tăng 30,50% so với năm 2012. Cho thấy,
ngày càng có nhiều khách hàng tin tưởng vào dịch vụ SMS Banking của NH. Để biết được tình sang năm 2014, các dịch vụ ngân hàng điện tử có sự
Bảng 4.4. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 -6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Khách hàng Chỉ tiêu 6th 2013 6th 2014 Chênh lệch 6th 2014/6th 2013 Số lượng % Internet Banking 445 396 (49) (11,01) SMS Banking 2.238 2.311 73 3,26 Mobile Bankplus 865 910 45 5,20 Tổng 3.548 3.617 69 1,94
Nguồn: Phòng kế toán VietinBank Cần Thơ
Qua bảng 4.4 ta thấy, so với 6 tháng đầu năm 2013 thì số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ NHĐT trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên
tương đối, cụ thể tăng 69 khách hàng. Trong đó, dịch vụ SMS Banking và Mobile Bankplus đều có lượng khách hàng đăng ký sử dụng tăng. Cho
thấy, chất lượng dịch vụ của NH rất tốt nên ngày càng có nhiều khách
hàng quan tâm sử dụng. Tuy nhiên, lượng khách hàng đăng ký dịch vụ
Internet Banking lại giảm. Nguyên nhân là do phần lớn khách hàng chưa
có nhu cầu sử dụng, hơn nữa khách hàng cũng e ngại với khoảng phí duy
trì của dịch vụ (cụ thể, hiện tại phí duy trì dịch vụ Internet Banking là
5.500 VNĐ/tháng), bên cạnh đó thì các ngân hàng khác cũng đang cạnh tranh
về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử làm cho số lượng khách hàng đăng
ký sử dụng dịch vụ có sự biến động. Mặt khác, về tỷ trọng lượng khách
hàng trong cả hai thời kỳ thì khách hàng đăng ký dịch vụ SMS Banking
luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với Internet Banking và Mobile Bankplus và có tỷ lệ gần gấp 2 lần. Đây là sự chênh lệch khá lớn, tuy không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NH, nhưng Ngân hàng cũng nên xem xét lại và đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ Internet Banking và Mobile Bankplus, thu hút thêm lượng khách hàng sử dụng trong kênh dịch vụ này, góp phần phát triển ổn định và bền vững dịch vụ NHĐT của Ngân hàng.