3.1.1.1. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam:
Tên pháp lý: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Tên tiếng anh: Vietnam Bank for Industry and Trade Tên thương hiệu: VIETINBANK
Logo:
Câu định vị thương hiệu: Nâng giá trị cuộc sống
Hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
Website: www.vietinbank.vn
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, tiền thân là
Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng
chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công
thương Việt Nam” Theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.
- Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, VietinBank đã phát triển theo mô hình Ngân hàng đa năng với mạng lưới rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm: 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; hơn 150 Chi nhánh; trên 1000 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm; 1600Máy rút tiền tự động (ATM); gần 30000 điểm chấp nhận thẻ của VieinBank trên toàn quốc; 05 Văn phàng đại diện; 04 Công ty con và 03 đơn vị sự nghiệp.
- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là sáng lập viên và là đối
tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 850 Ngân hàng lớn trên toàn thế giới. Là Ngân hàng đầu tiên của Việt Namđược
cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt
Ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA,
MASTER quốc tế,... Là một trong bốn NHTM Nhà nước lớn nhất Việt Nam.
3.1.2.2. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh cần Thơ
Tên giao dịch: Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh
Cần Thơ
Tên tiếng anh: Vietnam Bank for Industry and Trade - Cantho Branch Hội sở: Số 09 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ
- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ tiền
thân là Ngân hàng khu vực tỉnh Cần Thơ, trụ sở chính tại số 39 - 41 Ngô Quyền, tỉnh Cần Thơ. Đến ngày 01/07/1988, Ngân hàng Công Thương tỉnh
Cần Thơ chính thức được thành lập theo Nghị Định 53 của Chính phủ và có trụ sở chính tại Số 09 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Ngân hàng được giao nhiệm vụ huy động nguồn vốn đặc biệt là nguồn
vốn tại chỗ để đầu tư cho nền kinh tế địa phương góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Cần Thơ.
-Đầu năm 1991, Ngân hàng đã mở rộng thêm hoạt động thanh toán quốc
tế và kinh doanh ngoại tệ. Là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thương
Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ hoạt động
chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và vốn điều chuyển từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
- Khi mới thành lập, Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ bao gồm cả PGD Sóc Trăng và Chi nhánh cấp 2 khu công nghiệp Trà
Nóc. Tháng 06/2011, PGD Sóc Trăng tách khỏi sự kiểm soát của Ngân hàng
Công Thương VN Chi nhánh Cần Thơ hình thành Chi nhánh Ngân hàng Công
Thương Sóc Trăng chịu sự giám sát trực tiếp của Ngân hàng Công Thương
cũng tách ra thành Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu công nghiệp Trà Nóc trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
- Cùng với sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên Ngân hàng đã có sự đổi mới, ngày 08/07/2009 Ngân hàng Công
Thương trở thành Ngân hàng TMCP với mục đích xây dựng Ngân hàng
TMCP Công thương VN thành tập đoàn đầu tư tài chính Ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiêu chuẩn nhất, tiêu chuẩn
hóa các nghiệp vụ và quản trị nguồn nhân lực hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu VN, ngang tầm với khu vực và vương xa tầm hoạt động ra thế giới.
3.1.2. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh
3.1.2.1. Huy động vốn
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các
tổ chức kinh tế và dân cư. Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong
phú và hấp dẫn: tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ,
tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu,...
3.1.2.2. Cho vay đầu tư
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ;
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứngtừ hàng xuất;
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian
hoàn vốn dài;
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng;
-Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
3.1.2.3. Bảo lãnh
Bão lãnh, tái bão lãnh (trong nước và quốc tế): Bão lãnh dự thầu; Bão lãnh thực hiện hợp đồng; Bão lãnh thanh toán.
3.1.2.4. Thanh toán và tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu;
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu;
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế;
- Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc;
- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua thẻ ATM;
- Chi trả Kiều hối.
3.1.2.5. Ngân quỹ
- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap,...)
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,...)
- Thu, chi hộ tiềm mặt VNĐ và ngoại tệ,...
3.1.2.6. Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dngj nội địa, thẻ ín dụng quốc tế (VISA,
MASTER CARD,...) - Dịch vụ thẻ ATM;
- Internet-banking, Phone-banking, SMS-banking.
3.1.2.7. Các hoạt động khác
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ;
-Tư vấn đầu tư tài chính;
- Cho thuê tài chính;
- Môi giới, tự doanh, bão lãnh phát hành, quản lý doanh mục đầu tư, tư
vấn, lưu ký chứng khoán;
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty quản lý
3.1.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tại Vietinbank Cần Thơ
Phòng Tổng Hợp BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN PHÒNG GIAO DỊCH Phòng Kế Toán Giao Dịch Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp Phòng Bán Lẻ Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Ngân Quỹ PGD Ninh Kiều PGD Nguyễn Trãi PGD Quang Trung PGD Cái Răng PGD Thắng Lợi PGD An Thới PGD Phong Điền PGD Thốt Nốt
3.1.4. Chức năng và nghiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc:
+ Giám đốc: Do Tổng Giám Đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chung, ra quyết định điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Giám đốc có quyền tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật cán bộ - công nhân viên của đơn vị; đồng thời tiếp nhận
thông tin từ Hội sở chính và Chi nhánh, các PGD cấp dưới để hoạch định
chiến lược phát triển kinh doanh cho toàn Chi nhánh.
+ Phó giám đốc:Có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ Giám đốc trong việc điều
hành mọi hoạt động của Chi nhánh theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công, giải quyết những
vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà Giám đốc giao
phó, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng. Phòng khách hàng doanh nghiệp:
Phòng khách hàng doanh nghiệp có chức năng, nhiệm vụ thực hiện trực
tiếp các giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp. Thực hiện các nghiệp
vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với các chế độ, thể lệ và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, trực
tiếp quảng cáo và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. Phòng bán lẻ:
Chức năng tương tự như phòng khách hàng doanh nghiệp nhưng ở đây đối tượng khách hàng là cá nhân. Bên cạnh đó phòng bán lẻ cũng thực hiện
các nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức tiền gửi của dân cư, tiền gửi thanh
toán của các doanh nghiệp,...
Phòng kế toángiao dịch:Bao gồm Phòng kế toán, Tổ thông tin điện
toán và Tổ thẻ
-Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh
toán như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, mở tài khoản cho khách hàng, kế toán
các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng, dùng bút toán chuyển khoản giữa ngân hàng và ngân hàng trung ương, thực
hiện nhiệm vụ huy động vốn;
- Tổ thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông
- Tổ thẻ:Thực hiện công tác phát hành thẻ ATM, quản bá tiếp thị các sản
phẩm dịch vụ liên quan đến thẻ. Quản lý, lắp đặt các máy ATM, các máy cày thẻ tín dụng và theo dõi việc chi lương qua thẻ của khách hàng.
Phòng tổ chức hành chính:
Sắp xếp, bố trí cán bộ vào các công việc phù hợp, quản lý toàn bộ các
hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt động của ngân hàng, an ninh, an toàn cho hoạt động đó. Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào
tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định
của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Phòng ngân quỹ:
Là nơi các khoản thu chi tiền mặt được thực hiện khi có nhu cầu về tiền
mặt với sự xác nhận của phòng kế toán, khách hàng sẽ đến nhận tại phòng ngân quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ sẽ kiểm tra số tiền của đơn vị nộp vào tài khoản của ngân hàng.
Phòng tổng hợp:
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi
ro của chi nhánh; quản lý, giám sát thực hiện các danh mục cho vay, danh mục đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm
định hoặc tái thẩm định các khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín
dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động
của Ngân hàng.
Các phòng giao dịch:
Thực hiện các nhiệm vụ giống như tại hội sở chính: huy động vốn, cho
vay, thanh toán, chuyển khoản, nhận tiền gửi của cá nhân, tiền gửi tiết kiệm,
kỳ phiếu bằng VNĐ, ngoại tệ. Đồng thời quảng bá các sản phẩm dịch vụ như:
phát hành thẻ ATM, thẻ tìn dụng, chi trả kiều hối,...
3.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2011 -2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2011 -2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
3.2.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào thì lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng
đầu không chỉ riêng Ngân hàng mà tất cả các tổ chức kinh tế khác điều hướng đến. Bởi lẽ lợi nhuận là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của chính đơn vị. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh thì kết
ngoài đơn vị, riêng đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ như
Ngân hàng thì kết quả kinh doanh còn chịu sự chi phối bởi tình hình nguồn
vốn Ngân hàng huy động được cũng như hiệu quả từ việc sử dụng nguồn vốn đó mang lại. Chính vì thế, vấn đề làm thế nào để đạt lợi nhuận tối đa với mức
chi phí tối thiểu đồng thời giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất không chỉ là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ mà còn là mục tiêu của các tổ chức kinh tế khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Cần Thơ trong ba năm
2011 –2013 và 6 tháng đầu năm 2014 được thể hiện qua 2 bảng sau:
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh tại VietinBank Cần Thơ qua ba năm 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % I. Tổng thu nhập 772.089 697.562 488.318 (74.527) (9,65) (209.244) (30,00)
1. Thu nhập từ lãi 416.773 365.871 257.360 (50.902) (12,21) (108.511) (29,66)
2. Thu nhập ngoài lãi 355.316 331.691 230.958 (23.625) (6,65) (100.733) (30,37)
II. Tổng chi phí 703.221 674.585 461.877 (28.636) (4,07) (212.708) (31,53)
1. Chi phí trả lãi 228.898 196.911 139.500 (31.987) (13,97) (57.411) (29,16)
2. Chi phí ngoài lãi 474.323 477.674 322.377 3.351 0,71 (155.297) (32,51)
III. Tổng lợi nhuận 68.868 22.977 26.441 (45.891) (66,64) 3.464 15,08
Nguồn: Phòng kế toán VietinBank Cần Thơ
Bảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh tại VietinBank Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6th 2013 6th 2014 Chênh lệch 6th 2014/6th 2013 Số tiền % I. Tổng thu nhập 229.126 250.000 20.874 9,11 1. Thu nhập từ lãi 121.235 105.000 (16.235) (13,39)
2. Thu nhập ngoài lãi 107.891 145.000 37.109 34,39
II. Tổng chi phí 209.779 231.400 21.621 10,31
1. Chi phí trả lãi 108.541 53.400 (55.141) (50,80)
2. Chi phí ngoài lãi 101.238 178.000 76.762 75,82
III. Tổng lợi nhuận 19.347 18.600 (747) (3,86)
3.2.1.1. Thu nhập
Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 3.1 ta thấy, thu nhập của Ngân hàng
đều giảmqua các năm. Cụ thể, thu nhập năm 2011là 772.089 triệu đồng đến năm 2012 đạt 697.562 triệu đồng, giảm 74.572 triệu đồng, tương ứng với tỷlệ
giảm 9,65% so với năm 2011. Sang năm 2013 thu nhập Ngân hàng lạitiếp tục
giảm, giảm 30,00% so với năm 2012 ứng với số tiền giảm là 209.264 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng giảm liên tiếp như
vậy là do cả thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi đều giảm. Tình hình này là do ảnh hưởng của kinh tế thị trường đang gặp nhiều khó khăn và sự tồn tại của
lạm phát. Trong lĩnh vực kinh doanh, chi phí đầu vào ngày càng tăng cao, song song đó thị trường hàng hóa khó tiêu thụ khiếncho nhiều công ty, doanh
nghiệp đứng trước tình trạng thua lỗ, thậm chí còn phải phá sản. Trước tình hình này, một số công ty, doanh nghiệp vay vốn của VietinBank Cần Thơ phải
chậm trễ trong việc thanh toán gốc và lãi, thậm chí có một số khách hàng không thể thanh toán nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm 2013 tỷ lệ lạm phát có phần sụt giảm, chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước
cũng được nới lỏng nhưng đã làm cho lãi suất giảmxuống, do đó thu nhập của
ngân hàng cũng giảm theo.
Nếu so sánh 6 tháng đầu năm của năm 2013 và của năm 2014 qua bảng
3.2 thì ta thấy, thu nhập 6 tháng đầu năm 2014 có sự gia tăng so với năm 2013, tăng với tốc độ 9,11%, tương ứng với số tiền tăng là 20.874 triệu đồng. Tổng
thu nhập của Ngân hàng tăng chủ yếu là do sự gia tăng của các khoảng thu
nhập từ các hoạt động thanh toán và dịch vụ ngân hàng. Mức thu nhập của
Ngân hàng có sự gia tăng như thếcho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng đang có chuyển biến rất tốt. Ngân hàng đã sử dụng triệt để nguồn
vốn của mình đúng chổ, đúng mục đích đem lại hiệu quả cao. Nhận thấy được
sự chuyển biến của nền kinh tế, Ngân hàng đã kịp thời đẩy mạnh đa dạng hóa
các loại hình dịch vụ,phát triển các sản phẩm mới đã góp phần lớn trong việc