Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 78 - 88)

4.2.3.1. Mô hình định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ NHĐT tại VietinBank Cần Thơ

a. Mã hoá thang đo

Trước khi đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ NHĐT,thang đo sẽ được mã hoá như sau:

Bảng 4.17:Mã hoá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng

đối với dịch vụ NHĐT

STT DIỄN GIẢI HOÁMÃ

Sự tin cậy (TC) gồm 5 biến quan sát

1 Ngân hàng (NH) luôn thực hiện đúng lời hứa TC1

2 NH giải quyết thoả đáng những trở ngại TC2

3 Biểu phí sử dụng dịch vụ hợp lý TC3

4 Tin tưởng vào thông tin truyền đạt TC4

5 Thông tin khách hàng và tài khoản được bảo mật TC5

Mức độ đáp ứng dịch vụ (DU) gồm 5 biến quan sát

1 Nhân viên NH phục vụ nhanh chóng và đúng hạn DƯ1

2 Nhân viên NH luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng DƯ2

3 Thời gian thực hiện dịch vụ NH điện tử nhanh chóng DƯ3

4 Cách thức sử dụng dịch vụ đơn giản, thuận tiện DƯ4

5 Nhiệt tình trợ giúp và hướng dẫn khách hàng về thủ tục DƯ5

Sự đảm bảo (DB) gồm 4 biến quan sát

1 Hành vi ckhách hàngủa nhân viên NH tạo sự tin tưởng đối với DB1

2 An toàn khi thực hiệngiao dịch dịch vụ NH điện tử DB2

3 Nhân viên NH luôn lịch sự, nhã nhặn với khách hàng DB3

4 Nhân viên NH có kiến thức chuyên môn cao DB4

Sự cảm thông (CT) gồm 3 biến quan sát

1 NH thể hiện sự quan tâm đến mong muốn của khách hàng CT1

2 Nhân viên NH phục vụ khách hàng nhiệt tình CT2

STT DIỄN GIẢI

HOÁ

Phương tiện hữu hình (PT) sồm 4 biến quan sát

1 NH có trang thiết bị hiện đại PT1

2 Cơ sở vật chất của NH trông hiện đại, bắt mắt PT2

3 Nhân viên NH có trang phục hiện đại, thanh lịch PT3

4 NH bố trí thời gian làm việc thuận tiện cho giao dịch PT4

Mức độ hài lòng (MDHL) gồm 3 biến quan sát

1 ChThơ là tốtất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của VietinBank Cần MDHL CLDV 2 Anh/Chị sẽtiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử trong

thời gian tới

MDHL TTSD 3 Anh/Chị sẽ giới thiệu dịch vụ ngân hàng điện tử cho bạn bè,

đồng nghiệp, người thân sử dụng

MDHL GT Việc mã hoá thang đo chủ yếu để thuận tiện cho việc phân tích ở các bước tiếp theo. Sau khi thang đo đã được mã hoá ta tiến hành kiểm định độ tin

cậy của thang đo.

b. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra

sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai

khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số

của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn

chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể

biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến.

Bảng 4.18:Hệ số Cronbach alpha các thành phần của thang đo

STT Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến 1 TC1 14,68 10,168 ,550 ,793 2 TC2 14,55 10,031 ,580 ,785 3 TC3 14,63 9,427 ,645 ,765 4 TC4 14,64 9,274 ,640 ,766 5 TC5 14,52 8,352 ,622 ,777 6 DU1 14,76 9,865 ,714 ,799 7 DU2 14,49 10,655 ,663 ,813 8 DU3 14,59 10,092 ,752 ,790 9 DU4 14,63 10,839 ,611 ,827 10 DU5 14,49 10,538 ,551 ,846 11 DB1 10,94 5,450 ,736 ,776

STT Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến 12 DB2 11,02 6,067 ,623 ,825 13 DB3 10,81 5,316 ,728 ,780 14 DB4 11,01 5,706 ,633 ,822 15 CT1 7,51 2,168 ,718 ,691 16 CT2 7,87 2,453 ,594 ,815 17 CT3 7,51 2,084 ,691 ,719 18 PT1 10,82 5,932 ,702 ,804 19 PT2 10,96 5,771 ,634 ,831 20 PT3 10,88 5,751 ,708 ,799 21 PT4 11,14 5,165 ,716 ,796 22 MDHL CLDV 7,55 2,552 ,639 ,813 23 MDHL TTSD 7,48 2,689 ,677 ,770 24 MDHL GT 7,32 2,588 ,747 ,703

Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tiếp 120 khách hàng, phụ lục 5

Phiếu điều tra mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ NHĐT

gồm 21 biến độc lập với 5 nhân tố (1) Độ tin cậy; (3) Sự đảm bảo; (4) Sự cảm thông; (5) Phương tiện hữu hình và 3 biến phụ thuộc (1) Mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ; (2) Mức độ hài lòng về việc tiếptục sửdụng dịch vụ; (3) Mức độ

hài lòng qua việc giới thiệu cho ngườithân, bạn bè. Sau khi chạy kiểm định độ

tin cậy của từng nhóm nhân tố thì kết quả hệ số Cronbach’s Alpha tổng của

từng nhóm đều lớn hơn 0,8 (xem phụ lục 5) nên ta có thể nói thang đo sau khi

chạy kiểm định là thang đo lường khá tốt. Nhìn vào kết quả tổng hợp lại trong bảng 4.18 ta thấy, tất cả các biến khi chạy kiểm định đều có hệ số tương quan

biến tổng lớn hơn 0,3 nên tất cả đều được chấp nhận và không loại biến nào cả. Trong đó, biến CT2 có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 nhưng hệ số

Cronbach’s Alpha nếu loại biến (0,815) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha (0,814) nhưng không nhiều nên ta giữ lại biến CT2. Do đó, cả 24 biến đều được sử dụng cho phân tích ở các bước tiếp theo.

c. Phân tích nhân tố (Factor Analysis)

Các yếu tố thuộc 5 thành phần chất lượng thang đo:

Sử dụng phân tích nhân tố (Factor Analysis) với 21 biến sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, cho kết quả sau hai vòng với các kiểm định

còn lại 17 biến với kết quả như sau: Độ tin cậy của các biến quan sát Factor

loading (hệ số tải nhân tố) > 0,5. Kiểm định tính thích hợp của mô hình với

mô hình. Ngoài ra, kiểm định Bartlet về tương quan của các biến quan sát đều

có giá trị Sig = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các biến có tương quan chặt chẽ.

Phương sai trích là 65,366% > 50%, cho thấy 3 nhân tố đại diện giải thích

65,366% sự biến thiên của các biến quan sát(của dữ liệu).(Phục lục 6.2) Bảng ma trận thành tố xoay dưới đây cho ta nhận diện được các nhân tố được đánh giá có liên quan với nhau được xếp chung một nhóm.

Bảng 4.19: Ma trận thành tố xoay (Retated Component Matrix) của các yếu tố

thuộc 5 thành phần chất lượng thang đo

Các biến quan sát Component (Thành tố)

1 2 3

Thông tin khách hàng và tài khoản được bảo

mật(TC5) 0,812

Cách thức sử dụng dịch vụ đơn giản, thuận tiện

(DU4) 0,770

Nhân viên NH phục vụ nhanh chóng và đúng

hạn(DU1) 0,749

Nhân viên NH có kiến thức chuyên môn cao

(DB4) 0,726

Tin tưởng vào thông tin truyền đạt(TC4) 0,687

Biểu phí sử dụng dịch vụ hợp lý(TC3) 0,641

NH giải quyết thoả đáng những trở ngại(TC2) 0,557

NH thể hiện sự quan tâm đến mong muốn của

khách hàng (CT1) 0,878

NH luôn quan tâm tới những khó khăn của

khách hàng (CT3) 0,837

Nhân viên NH phục vụ khách hàng nhiệt tình

(CT2) 0,650

Nhân viên NH luôn sẵn sàng giúp đỡ khách

hàng (DU2) 0,618

Nhiệt tình trợ giúp và hướng dẫn khách hàng về

thủ tục(DU5) 0,559

An toàn khi thực hiệngiao dịch dịch vụ NH điện

tử(DB2) 0,508

NH bố trí thời gian làm việc thuận tiện cho giao

dịch(PT4) 0,800

NH có trang thiết bị hiện đại(PT1) 0,726

Nhân viên NH có trang phục hiện đại, thanh lịch

(PT3) 0,671

Cơ sở vật chất của NH trông hiện đại, bắt mắt

(PT2) 0,668

Kết quả phân tích nhân tố thể hiện trong bảng 4.19 cho ta thấy, có 3

nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng

dịch vụ NHĐT tại VietinBank Cần Thơ. Ta đặt tên cho 3 nhóm nhân tố này lần lượt là:

X1: Sự tin cậy và mức độ đáp ứng (gồm các biến: TC5, DU4, DU1,

DB4, TC4, TC3, TC2)

X2: Sự cảm thông(gồn các biến: CT1, CT3, CT2, DU2, DU5, DB2)

X3: Phương tiện hữu hình (gồm các biến: PT4, PT1, PT3, PT2)

Việc đặt tên cho 3 nhóm nhân tố này để thuận tiện khi đi vào phân tích hồi quy tuyến tính ở bước tiếp theo.

Các yếu tố về mức độhài lòng:

Ta tiếp tục sử dụng phân tích nhân tố (Factor Analysis) với 3 biến về mức độ hài lòng sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha với kết quả như sau: Độ tin cậy của các biến quan sát Factor loading (hệ số tải nhân tố) > 0,5. Kiểm định tính thích hợp của mô hình với 0,5 < KMO = 0,702 < 1 nên phân tích nhân tố thích hợp với các dữ liệu trong mô hình. Ngoài ra, kiểm định Bartlet về tương

quan của các biến quan sát đều có giá trị Sig = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các biến có tương quan chặt chẽ. Phương sai trích là74,707% > 50%, cho thấy nhân tố đại

diện giải thích 74,707% sự biến thiên của các biến quan sát. (Phục lục 6.3) Bảng4.20: Ma trận thành tố xoaycủa các biến đánh giá mức độ hài lòng

Các biến quan sát

Component (Thành tố)

1

Anh/Chị sẽ giới thiệu dịch vụ ngân hàng điện tử cho bạn bè,

đồng nghiệp, người thân sử dụng(MDHL GT)

0,898 Anh/Chị sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử trong

thời gian tới(MDHL TTSD)

0,861 Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của VietinBank Cần Thơ

là tốt(MDHL CL)

0,833

Nguồn: Kết quả chạy phân tích nhân tốEFA, phụ lục 6

Từ kết quả phân tích nhân tố thể hiện trong bảng 4.20 cho ta thấy, có 1

nhóm nhân tố đại diện cho mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ NHĐT tại VietinBank Cần Thơ. Ta đặt tên cho nhóm nhân tố đại diện này là Y (Mức độ hài lòng).

d. Phân tích hồi quy tuyến tính (Resression Analysis)

Trong mô hình hồi quy tuyến tính thì nhân tố mức độ hài lòng (MDHL)

được định lượng bằng cách tính điểm trung bình của ba biến quan sát thuộc

nhân tố này (MDHL GT, MDHL TTSD, MDHL CL). Các nhân tố X1, X2, X3

được định lượng bằng cách tính điểm trung bình của các biến quan sát nằm

trong nhân tố đó.

Phương trình hồi quy tổng quát được viết dưới dạng:

Y = B0+ B1X1 + B2X2 + B3X3

Trong đó:

Y: Mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ NHĐT

X1: Sự tin cậy và mức độ đáp ứng

X2: Sự cảm thông

X3:Phương tiện hữu hình

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ta thu được kết quả như sau:

Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát có mức ý nghĩa quan sát

Sig = 0,000 < 0,05 (phụ lục 7.2) nên mô hình sử dụng là phù hợp với dữ liệu

và có thể sử dụng được. Bảng kết quả hồi quy tuyến tính dưới đây sẽ cho ta

kết quả định lượng sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ hài lòng của

khách hàng.

Bảng 4.21: Kết quả hồi quy tuyến tínhlần 1

Hệ số hồi quy chưa được chuẩn hoá (Unstandardized Coefficients) B Hệ số hồi quy được chuẩn hoá (Standardized Coefficients) Beta t Sig. VIF Hằng số (Constant) 0,860 3,055 0,003 X1 0,332 0,333 3,810 0,000 1,939 X2 (0,057) (0,51) (0,556) 0,579 2,125 X3 0,514 0,512 5,400 0,000 2,285

Nguồn: Kết quả chạy hồi quy, phụ lục 7.2

Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation – VIF) rất nhỏ (nhỏ hơn 10) cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy.

Các hệ số hồi quy (B) của các biến X1, X3 và hằng số đảm bảo có ý nghĩa

thống kê với độ tin cậy của kiểm định là 95% (Sig < 0,05). Riêng biến X2 do

giá trị Sig = 0,579 > 0,05 nên bị loại ra khỏi mô hình do sự ảnh hưởng của

biến này đếnmức độ hài lòng không có ý nghĩa thống kê.

Ta tiến hành chạy hồi quy lần 2 và loại đi biến X2, kết quả được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.22: Kết quả hồi quy tuyến tínhlần 2

Hệ số hồi quy chưa được chuẩn hoá (Unstandardized Coefficients) B Hệ số hồi quy được chuẩn hoá (Standardized Coefficients) Beta t Sig. VIF Hằng số (Constant) 0,794 3,118 0,002 X1 0,317 0,318 3,836 0,000 1,754 X3 0,488 0,487 5,874 0,000 1,754

Nguồn: Kết quả chạy hồi quy, phụ lục 7.3

Từ kết quả bảng 4.22 sau khi chạy hồi quy lần 2 ta thấy, hệ số phóng đại phương sai VIF rất nhỏ (nhỏ hơn 10) cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải

thích của mô hình hồi quy. Các hệ số hồi quy (B) của các biến X1, X3 và hằng số đảm bảo có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy của kiểm định là 95% (Sig < 0,05).

Như vậy, phương trình hồi quy tuyến tính với hệ số hồi quy (B) chưa được chuẩn hoá là:

Y = 0,794 + 0,317X1 + 0,488X3

Hay phương trình hồi quy tuyến tính với hệ số hồi quy (B) được

chuẩn hóa là:

Y = 0,318X1 + 0,487X3

Hệ số Beta của thành phần phương tiện hữu hình (X3) lớn hơn hệ số

Beta của thành phần sự tin cậy và mức độ đáp ứng (X1). Cho thấy, đối với

mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ NHĐT tại VietinBank Cần Thơ thì thành phần phương tiện hữu hình tác động mạnh đến sự thoả mãn của khách

hàng nhiều hơn thành phần sự tin cậy và mức độ đáp ứng.

Biến sự tin cậy và mức độ đáp ứng (X1) có hệ số hồi quy chưa được

đánh giá tăng 1 điểm cho các mục trong biến X1 thì sự hài lòng của khách hàng tăng thêm 0,317 điểm. Tương tự, biến phương tiện hữu hình (X3) có hệ

số hồi quy chưa được chuẩn hoá là 0,488. Điều này có ý nghĩa khi khách hàng

thay đổi độ đánh giá tăng thêm một điểm cho các mục hỏi trong biến X3 này thì sự hài lòng của khách hàng tăng thêm 0,488 điểm.

Nhìn chung, hệ số hồi quy được chuẩn hoá đều lớn hơn 0, cho thấy các biến độc lập trong phương trình tác động thuận chiều với mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ NHĐT tại VietinBank Cần Thơ.

4.2.3.2. Mối tương quan giữa độ tuổi và về việc khách hàng cảm thấy

an toàn khi thực hiện giao dịch dịch vụ NHĐT

Để thấy được các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau có sự đánh giá như thế nào về sự an toàn khi thực hiện giao dịch thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử, ta tiến hành xem xét qua bảng 4.23 dưới đây thông qua

kiểm định ANOVA:

Bảng 4.23: Giá trị trung bình mức độ hài lòng về việc khách hàng cảm thấy

an toàn khi thực hiện giao dịch dịch vụ NHĐT giữa các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau

Độ tuổi Số quan sát Trung bình

Dưới 20 tuổi 11 2,64 Từ 20 đến dưới 30 tuổi 32 3,63 Từ 30 đến dưới 40 tuổi 45 3,82 Từ 40 đến dưới 50 tuổi 21 3,38 Từ 50 tuổi trở lên 11 3,73 Tổng 120 3,58

Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tiếp 120 khách hàng, phụ lục 8.1

Thực hiện kiểm định ANOVA về sự khác nhau về trung bình của tổng

thể có từ 3 nhóm trở lên. Với kết quả kiểm định Levene ở bảng Test of

Homogeneity of variances, ta có giá trị Sig = 0,016 < 0,05 cho thấy có sự

khác biệt về phương sai giữa hai nhóm. Từ kết quả bảng ANOVA ta có giá

trị Sig = 0,001< 0,05 (phụ lục 8.1) nên được chấp nhận ở độ tin cậy của

phép kiểm định này là 95%, thì ta có thể kết luận: có sự khác biệt về mức độ

hài lòng về việc khách hàng cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch dịch vụ NHĐT giữa các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau.

Từ bảng4.23 cho ta thấy, những khách hàng có độ tuổi dưới 20 tuổi không

có ý kiến về vấn đề an toàn khi thực hiện giao dịch của dịch vụ NHĐT thể hiện

qua giá trị trung bình là 2,64. Tương tự, nhóm khách hàng từ 20 tuổi trở lên cảm

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 78 - 88)