Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 25 - 28)

2.1.2.1. Nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Phát triển dịch vụ NHĐT là sự tăng trưởng quy mô cung ứng các dịch vụ NHĐT và gia tăng tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ này trên tổng thu nhập của

ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ, bảo đảm đáp ứng

ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng dựa trên cơ sở kiểm soát

rủi ro và gia tăng hiệu quả kinh doanh phù hợp với mục tiêu và chiến lược

kinh doanh của ngân hàng qua từng thời kỳ.[6, trang 5]

2.1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

a. Mở rộng quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử

Các chỉ tiêu phản ánh về mở rộng quy mô dịch vụ NHĐT như là:

- Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ;

- Doanh số sảnphẩm, dịch vụ ngân hàng điệntử;

- Doanh thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử, tỷ trọng thu từ hoạt động ngân hàng điện tử trên tổng thu nhập ngân hàng;

- Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử;

- Tốc độ tăng trưởng của những chỉ tiêu nói trên.

b. Hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm

Các chỉ tiêu phản ánh về hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm là thị phần dịch vụ NHĐT của ngân hàng, tốc độ gia tăng thị phần, sự phát triển hệ thống ATM, điểm bán hàng chấp nhận thẻ (POS).

c. Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử

Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử cần phải lưu tâm đến những tiêu chí sau: Thủ tục đơn giản, nhanh chóng; Độ thảo mãn của khách hàng;Độ chính xác.

d. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử

Độ an toàn của dịch vụ ngân hàng điện tử gồm: An toàn đối với số tiền

trong tài khoản, an toàn trong thanh toán cho khách hàng,...

2.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử

a. Các nhân tố bên ngoài

- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý là yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội.

- Môi trường công nghệ: Công nghệ càng hiện đại bao nhiêu thì vấn đề bảo mật càng trở nên cấp thiết bấy nhiêu. Cung cấp các dịch vụ NHĐT đồng nghĩa với việc quản trị rủi ro trở thành một thách thức với

các ngân hàng.

- Môi trường kinh tế xã hội: Các yếu tố như tốc độ phát triển kinh tế - xã hôi, thay đổi cơ cấu kinh tế, thu nhập của dân cư, các chính sách và

chiến lược phát triển của nền kinh tế quốc gia,... sẽ làm thay đổi bộ mặt của

xã hội, là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cung cấp và sử dụng

dịch vụ NHĐT.

- Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân: Tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi

của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp.

-Các đơn vị cung cấp dịch vụ kinh doanh cho khách hàng chưa mặn mà với việc chấp nhận thanh toán qua thẻ: Các siêu thị, cửa hàng, trung tâm mua sắm, khách sạn, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, xe,... đều không ưa chuộng POS

cho dù các ngân hàng lắp đặt miễn phí thiết bị này. Điểm mấu chốt ở đây là vấn đề không muốn công khai doanh thu để giảm bớt thuế thu nhập và không muốn mất phí cho ngân hàng.

b. Các nhân tố bên trong

- Vốn đầu tư: Để phát triển dịch vụ NHĐT không chỉ cần vốn lớn cho

quá trình đầu tư ban đầu mà còn phải tốn chi phí không nhỏ cho việc bảo trì, bảo dưỡng trong quá trình hoạt động.

- Yếu tố hạ tầng kỹ thuật: Sự tham gia của các phương tiện vật chất, kỹ

thuật, thiết bị trở thành nhân tố chính trong các ngân hàng hiện đại nhằm nâng

cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Ở Việt Nam hiện nay, mạng lưới ATM và sự kết nối thanh toán thẻ qua POS của hệ thống ngân hàng chưa hoàn chỉnh và thống nhất.

- Nguồn lực tài chính và nguồn lực nhân sự: Vấn đề lớn nhất trong phát

triển hoạt động thanh toán là những hạn chế về vốn đầu tư. Vốn đầu tư đòi hỏi

phải rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài hạn mà hiệu quả đầu tư lại thấp. Trình

độ của cán bộ, viên chức ngân hàng sẽ quyết định đến tính khoa học của

những quy trình tác nghiệp cung cấp dịch vụ NHĐT.

- Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ NHĐT: Việc phát

triển dịch vụ ngân hàng điện tử phải đi đôi với việc phòng ngừa rủi ro, đồng

2.1.2.4 Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nước trên thế

giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

a. Khái quát về tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một

số nước trên thế giới

Tại các nước đi đầu như Mỹ, các nước Châu Âu, Autralia và tiếp sau đó

là các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan,... các Ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán điện tử còn mở rộng phát triển các kênh giao dịch điện tử như các

loại thẻ giao dịch qua máy rút tiền tự động ATM, các loại thẻ tín dụng Smart

Card, Visa, Master Card,... và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như Internet- banking, Mobile-banking, Telephone-banking, Home-banking.

Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Singapore và Hồng Kông đã phát triển các dịch vụ NHĐT rất sớm. Tại Hồng Kông, dịch vụ NHĐT có từ năm

1990, còn các Ngân hàng ở Singapore cung cấp dịch vụ ngân hàng qua Internet từ năm 1997. Dịch vụ Internet-banking ở Thái Lan hoạt động từ năm

2001. Trung Quốc mới tham gia vào hệ thống ngân hàng trực tuyến từ năm 2000 nhưng đã có rất nhiều cải cách về chính sách cũng như chiến lược để

phát triển lĩnh vực này.

Hiện nay, dịch vụ NHĐT đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và số lượng người sử dụng dịch vụ này cũng tăng dần qua các năm.

b. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ấn Độ

Ấn Độ thành công do tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, dân số lớn thứ

2 thế giới, và hệ thống luật pháp ở Ấn Độ rất thuận lợi cho việc phát triển dịch

vụ NHĐT. Cũng như là sự phát triển công nghệ phần mềm của Ấn Độ vào hàng lớn nhất thế giới.

Tuy vậy, cũng có một số hạn chế trong việc phát triển dịch vụ NHĐT như việc phân bổ dân cư ở Ấn Độ thường trải rộng ở khu vực nông thôn,

nguồn điện không liên tục, mạng lưới thông tin liên lạc sử dụng cáp rất đắt, và trình độ dân trí ở khu vực nông thôn còn rất hạn chế.

c. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng diện tử ở Estonia

Do lĩnh vực ngân hàng ở Estonia tương đối “trẻ” so với các ngành nghề khác, nên người sử dụng dịch vụ ngân hàng không bị bó buộc bởi thói quen sử

dụng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống.

Liên quan đến vấn đề môi trường kinh doanh. Thể chế ở đất nước này luôn dành sự ưu tiên cho người phát triển công nghệ. Ngoài ra, phí sử dụng

dịch vụ Internet ở Estonia tương đối thấp cũng là một nhân tố tích cực đối với

sựphát triển dịch vụ NHĐT.

d. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Qua kinh nghiệm của 2 nước nói trên, có thể rút ra một số bài học kinh

nghiệm về sự phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ NHĐT cho các

NHTM ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật của Nhà nước phải phù hợp, tạo điều kiện

cho các dịch vụ NHĐT phát triển;

Thứ hai, trình độ phát triển công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển thành công dịch vụ NHĐT,

vì thế, cần không ngừng nâng cao mức độ hiện đại hóa ngân hàng, ứng dụng

công nghệ mới để tăng sức cạnh tranh;

Thứ ba, cơ sở kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật cần phải được

nâng cấp để việc triển khai các dịch vụ NHĐT trở nên khả thi hơn ở các vùng, miền, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa;

Thứ tư, nhu cầu, thói quen của khách hàng trong việc sử dụng tiền mặt,

các dịch vụ ngân hàng truyền thống cần phải thay đổi;

Thứ năm, dịch vụ NHĐTmuốn phát triển phải kết hợp hài hòa giữa3 nhân tố: người sử dụngdịch vụ(khách hàng), nhà cung cấpdịch vụ (ngân hàng) và nhân tố môi trường;

Thứ sáu, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng

nước ngoài đã buộc các ngân hàng phải nghiên cứu phát triển các sản phảm

dịch vụ mới, hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ NHĐT đáp ứng nhu

cầu của khách hàng, tạo sự khác biệt trong cạnh tranh;

Thứ bảy, các NHTM cần phải tích cực trong việc đầu tư cho nghiên cứu

phát triển và cho nhân lực, xây dựng chiến lược Marketing cụ thể và rõ ràng; Thứ tám, chú trọng tới vấn đề bảo mật và an ninh mạng do tác hại của

hacker, virut máy tính không chỉ đơn thuần là thiệt hại vật chất mà còn là uy tín, chất lượng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)