2.2.1.1 Tình hình sản xuất và chế biến sản phẩm rau quả trên thế giới
Rau quả là một trong những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống của con người. Theo dự báo của Tổ chức Nông - lương thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới hàng năm tăng khoảng 3,6%, trong khi đó khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ là 2,6% nên thị trường thế giới đối với mặt hàng rau quả luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, dễ tiêu thụ và giá cả luôn trong tình trạng tăng.
Một số thị trường sản xuất và cung cấp rau quả lớn hiện nay có thể kể đến như Trung Quốc, Thái Lan. Tổng giám đốc Cục xúc tiến thương mại quốc tế cho biết: Trong 2 tháng đầu năm 2013, Thái Lan đã xuất khẩu 258.573 tấn rau quả khô và đông lạnh, với trị giá hơn 186 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012. Năm 2012, Thái Lan đã xuất khẩu sầu riêng
tươi và đông lạnh đạt trị giá 201 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Nước này cũng thu được 21 triệu USD từ việc xuất khẩu sầu riêng tươi và đông lạnh trong 2 tháng đầu năm 2013 (Cơ sở dữ liệu quốc gia kinh tế
Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương).
2.2.1.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm rau quả ở Việt Nam
Ngành rau quả Việt Nam đã hình thành từ những năm 1957, sản xuất tập trung ở các nông trường quốc doanh, HTX nông nghiệp… Hiện nay, toàn ngành có trên 120 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh rau quả các loại.
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013
ĐVT: triệu USD
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Kim
ngạch 407,037 438,869 450,543 627,576 828,937 1040,000
Nguồn: Bộ Công Thương, năm 2014
Trong 6 năm từ 2008 – 2013, kim ngạch xuất khẩu rau quả nước ta liên tục tăng. Giai đoạn 2008 - 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 43506 triệu USD. Giai đoạn 2010 – 2013, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng nhanh, từ 450,543 triệu USD (2010) lên 1040 triệu USD (2013), tăng gấp 2,3 lần. Điều này cho thấy, xuất khẩu rau quả đang ngày càng phát triển hơn, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế.
Xuất khẩu sang thị trường EU
EU là thị trường nhập khẩu rau quả truyền thống lớn của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU trong những năm gần đây có xu hướng tăng.
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU giai đoạn 2010 – 2013 ĐVT: triệu USD Năm 2010 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển bình quân (%) Kim ngạch 69,1 72,7 59,0 69,5 100,6
Nguồn: Bộ Công Thương, năm 2014
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường EU có xu hướng tăng. Tuy kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm từ 72,7 triệu USD (2011) xuống 59,0 triệu USD (2012), giảm 13,7 triệu USD. Đến năm 2013, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã tăng trở lại, từ 59,0 triệu (2012) lên 69,5 triệu USD (2013), tăng 10,5 triệu USD. Trong tháng 1/2014, xuất khẩu rau quả sang thị trường EU khá mạnh với kim ngạch đạt 7,8 triệu USD, tăng 85,7% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong tháng 1/2014, xuất khẩu rau quả sang các thị trường này đạt 2,7 triệu USD, tăng 97,2 % so với cùng kì năm 2013. Trong đó, thị trường Hà Lan, sản phẩm trái cây đạt kim ngạch cao nhất với 1,4 triệu USD, tăng 55,1%; sản phẩm chế biến như nước ép trái cây đạt 870,2 nghìn USD, tăng 296,4%. Đức là thị trường truyền thống đối với các sản phẩm rau qủa của Việt Nam như: dứa khoanh đông lạnh, rau xanh...với kim ngạch đạt 1 triệu USD, tăng 55% so với năm 2013 (Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại –
Bảng 2.3 Chủng loại trái cây xuất sang thị trường EU tháng 1/2014 Đơn vị: USD STT Chủng loại T1/2013 T1/2014 So với 2013 (%) 1 Thanh long 676334,5 974817,7 44,1 2 Dứa 467356,3 964372,2 106,3 3 Gấc 5104,0 4 Chanh tươi 109764,9 518596,4 372,5 5 Chôm chôm 114549,5 145006,0 26,6
Nguồn: Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, năm 2014
Bảng 2.4 Chủng loại rau quả đóng hộp xuất khẩu sang EU tháng 1/2014
Đơn vị: USD
STT Chủng loại T1/2013 T1/2014 So với 2013 (%)
Tổng 358437,2 2302503,1 542,4
1 Cơm dừa 68000,0 1697990,5 2397,0
2 Nước chanhleo cô đặc 59430,8 478600,0 705,3
3 Mãng cầu 102873,6 69746,4 -32,2 4 Dứa 82407,4 51600,0 -37,4 5 Dừa 29542,0 3938,1 -86,7 6 Thạch - 628,1 - 7 Nha đam 9747,1 - -100,0 8 Gừng 3969,4 - -100,0 9 Mứt các loại 2467,0 - -100,0
Nguồn: Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, năm 2014
Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu rau các loại của Việt Nam tháng 1/2014
ĐVT: USD STT Chủng loại T1/2013 T1/2014 So với 2013 (%) 1 Dưa chuột 4784560,0 3123558,5 -34,7 2 Nấm 733205,2 2141651,5 192,1 3 Ớt 669490.5 1124750,9 86,0 4 Cải 433012,6 595067,0 37,4
5 Ngô 409866,6 734367,2 79,2
6 Hành 3825,0 40828,0 20,7
7 Đậu 145153,8 513690,8 253,9
Nguồn: Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, năm 2014
Qua các bảng số liệu trên, có thể thấy rằng: Tình hình sản xuất và xuất khẩu rau quả nói chung của Việt Nam ngày càng phát triển. Các sản phẩm tương đối đa dạng và phong phú, bên cạnh các sản phẩm rau quả truyền thống như: dứa, thanh long, ngô...đã có sự xuất hiện của các loại rau quả mới như: gấc, chanh leo, đậu tương. Xu hướng xuất khẩu hiện nay đang tập trung vào mặt hàng rau quả tươi, giảm xuất khẩu các chủng loại đồ hộp. Tháng 1/2014, các sản phẩm đồ hộp giảm mạnh như: gừng, nha đam, mứt các loại giảm 100% so với năm 2013. Trong khi đó, các mặt hàng rau quả tươi có tỉ trọng tăng cao, cụ thể như: dứa tăng 106,3%, chanh tươi tăng 372,5%, nấm tăng 192,1% và đậu tăng 253,9% so với cùng kì năm 2013
Các thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật, Hoa Kỳ, Nga, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan và Singapore, EU. Trong số này Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với khoảng 302,61 triệu USD, chiếm 27,64% thị phần xuất khẩu. Tiếp theo là thị trường Nhật Bản với 61,22 triệu USD, chiếm 5,59%, tăng 12,03%; Hoa Kỳ 51,45 triệu USD, chiếm 4,7%, tăng 29,06%. Nhìn chung, xuất khẩu rau quả trong năm 2013 sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương so với năm 2012; trong đó xuất khẩu sang thị trường Lào đạt mức tăng trưởng mạnh nhất trên 122%; tiếp đến xuất sang Cô Oét tăng 70,93%, đạt 2,89 triệu USD; xuất sang Malaysia tăng 71,15%, đạt 29,14 triệu USD; xuất sang Thái Lan tăng 53,58%, đạt 31,28 triệu USD (Viện khoa
học kĩ thuật nông nghiệp miền Nam, 2013).
Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn trong việc xuất khẩu rau quả, quy hoạch vùng nguyên liệu còn bất cập, chi phí sản xuất tăng cao, chế biến rau quả hiệu suất chưa cao, công tác thị trường và xúc tiến thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu, khó cạnh tranh ở một số thị trường.