khẩu Đồng Giao những năm qua
4.1.2.1 Tình hình xuất khẩu sản phẩm của Công ty * Về kim ngạch xuất khẩu
Xuất khẩu từ lâu đã là hướng đi chính trong chiến lược kinh doanh của Công ty. DOVECO đã và đang được biết đến như một thương hiệu uy tín và chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả tại thị trường thế giới. Hiện nay, do thị trường luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên Công ty chủ trương thực
hiện đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng. Bên cạnh những thị trường truyển thống, Công ty tập trung tìm kiếm và phát triển các thị trường mới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu của Công ty có sự thay đổi đáng kể.
Đồ thị 4.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty DOVECO giai đoạn 2011-2013
Qua 3 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty có xu hướng tăng 2,4 triệu USD; từ 6,5 triệu USD lên 8,9 triệu USD, tăng 1,17 lần. Trong đó, Châu Âu và Mỹ là hai thị trường có mức tăng cao nhất với tốc độ tăng bình quân là 1,2 lần. Đây là hai thị trường xuất khẩu chính, tổng kim ngạch xuất khẩu của hai thị trường này thường chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường mới, nhiều tiềm năng và luôn đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên mức tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản là rất lớn. Giai đoạn 2011-2013, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc của Công ty tăng 0,6 triệu USD với tốc độ tăng bình quân là 1,16 lần. Để có được kim ngạch xuất khẩu cao là do Công ty đã nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu DOVECO đến bạn hàng trên thế giới.
Sản phẩm thương hiệu DOVECO hiện nay đã có mặt tại 40 thị trường trên thế giới, trong đó có một số thị trường lớn như: Châu Âu, Mỹ,...
Thị trường Châu Âu
Châu Âu là trong những thị trường rộng lớn và có nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng rau quả nông sản cao. Đây là thị trường khó tính nhưng lại là thị trường có nhiều tiềm năng cho xuất khẩu rau quả nông sản. Đối với Công ty CPTPXK Đồng Giao, đây là thị trường xuất khẩu truyền thống và quan trọng, có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các thị trường tiêu thụ của Công ty.
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu nhìn chung có sự tăng. Từ đồ thị 4.2 cho thấy: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu của Công ty năm 2013 tăng 1,2 triệu USD so với năm 2011. Có được kim ngạch xuất khẩu tăng là do Công ty ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ tại châu Âu. Ban đầu, thị trường của Công ty chủ yếu tại Đông Âu như Bỉ, Hà Lan, sau đó Công ty mở rộng tiêu thụ trên toàn châu Âu, đặc biệt là thị trường Pháp, Đức...
Đồ thị 4.2 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu của công ty DOVECO giai đoạn 2011 - 2013
Thị trường Mỹ
Mỹ là một trong những thị trường có nhu cầu tiêu thụ rau quả lớn và đầy tiềm năng trên thế giới. Hàng năm, nước Mỹ nhập khẩu rau quả từ các quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan,...Rau quả Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Mỹ thường là các loại rau quả mang đậm tính chất nhiệt đới
như: thanh long, xoài, dứa...Đối với công ty CPTPXK Đồng Giao, Mỹ là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương đối lớn (25%) trong số các thị trường tiêu thụ của Công ty.
Đồ thị 4.3 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty DOVECO giai đoạn 2011 – 2013
Qua đồ thị 4.3 ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của Công ty sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng qua các năm. Giai đoạn 2011 – 2013, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 0,9 triệu USD lên 1,3 triệu USD; tăng 0,4 triệu USD. Có được mức tăng như vậy là do giai đoạn này, Công ty đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường Hoa Kì thông qua các hội chợ thương mại quảng bá và bán các sản phẩm của Công ty đến các bạn hàng.
Đồ thị 4.4 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc của công ty DOVECO giai đoạn 2011 – 2013
Nhật Bản, Hàn Quốc là thị trường châu Á có kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn của Công ty. Tuy là thị trường mới nhưng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tương đối lớn. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường trên của Công ty đạt 2,3 triệu USD, chiếm 25,8% tổng kim ngạch. Đây là thị trường nhiều tiềm năng, sức tiêu thụ cao, do đó Công ty luôn chú trọng đầu tư đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường này.
4.1.2.2 Tình hình tiêu thụ trong nước của Công ty
Đối với Việt Nam, một nước có dân số gần 90 triệu người, đi theo định hướng XHCN, việc phát triển thị trường nội địa càng có ý nghĩa to lớn. Trong khi thị trường thế giới liên tục có những biến động mạnh, việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mới nhận ra vị trí và tiềm năng to lớn của thị trường trong nước. Đồng Giao là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...với thị phần chiếm từ 80 - 90%. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, do thị trường thế giới nói chung gặp nhiều khó khăn, vì vậy Công ty đã chủ động đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Nếu như khoảng 5 năm trước, thị phần trong nước của Công ty chỉ chiếm từ 5%-10%, còn lại trên 90% sản phẩm sản xuất để phục vụ xuất khẩu, thì khoảng 3 năm trở về đây thị phần trong nước đã tăng 40% - 50%, đặc biệt sản phẩm ngô ngọt của Công ty đã chiếm 75% thị phần trong nước. Chiến lược chiếm lĩnh thị trường trong nước đã được Công ty xây dựng và đang dần đi vào thực hiện. Việc xây dựng và mở các siêu thị mini là một hướng đi có tính chiến lược trong việc đẩy mạnh phát triển tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của Công ty.
Đồ thị 4.5 Sản lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa của công ty DOVECO giai đoạn 2011 – 2013
Trong 3 năm qua, sản lượng sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa của Công ty tăng 2595 tấn, tương đương tăng 1,51 lần. Với chiến lược chiếm lĩnh thị trường trong nước, Công ty đầu tư tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Ninh...
Bảng 4.3 Sản lượng tiêu thụ nội địa phân theo các nhóm sản phẩm của công ty DOVECO giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT: Tấn STT Năm Loại SP 2011 2012 2013 Tốc độ tăng (lần) 1 SP đồ hộp Sản lượng (tấn) 1.000 2.980 3.500 1,87 Cơ cấu (%) 49,4 68,4 75,8 2 SP cô đặc Sản lượng (tấn) 75 80 100 1,16 Cơ cấu (%) 3,7 1,8 2,2 3 SP lạnh Sản lượng 500 800 150
(tấn) 0,55 Cơ cấu
(%) 24,7 18,4 3,3
4 SP nước quả TN Sản lượng
(tấn) 450 500 870 1,39 Cơ cấu (%) 22,2 11,4 18,7 5 Tổng Sản lượng (tấn) 2025 4360 4620 1,51 Cơ cấu (%) 100 100 100
Nguồn: Phòng Nội tiêu – Công ty DOVECO, năm 2014
Qua bảng số liệu ta thấy: SP đồ hộp chiếm tỷ trọng cao trên 49% và có mức tăng cao nhất 1,87 lần, SP nước quả tự nhiên tăng 1,39 lần và SP cô đặc tăng 1,16 lần. SP lạnh có sự biến động không đồng đều. Từ năm 2011 đến năm 2012, sản lượng SP lạnh tăng 300 tấn. Tuy nhiên, đến năm 2013, SP lạnh tiêu thụ giảm mạnh còn 150 tấn, giảm 650 tấn so với năm 2011. Nguyên nhân sản lượng các loại SP lạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước giảm là do các SP này hầu hết được Công ty xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Nhu cầu các SP lạnh tại Mỹ và Nhật Bản tăng nhanh trong các năm qua. Bên cạnh đó, thói quen của người Việt Nam vẫn có xu hướng tiêu dùng các SP rau quả tươi tại các chợ. Do vậy nhu cầu SP lạnh tại thị trường trong nước không cao như các SP khác.