Kinh nghiệm trong thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản

Một phần của tài liệu Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 36 - 40)

2.2.2.1 Kinh nghiệm thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản trên thế giới a) Tại Italia

Italia là nước sản xuất các loại rau quả chế biến và bảo quản lớn nhất EU, chiếm 22% tổng lượng sản xuất của EU. Năm 2005, sản xuất nước ép và bột trái cây (không bao gồm các loại hạt ăn được) của Italia là 6,2 triệu tấn, đạt 6,0 tỷ Euro (Prodcom 2006). Từ năm 2001-2005, sản xuất của Italia tăng 4% về mặt giá trị. Rau quả đóng hộp chiếm gần 54% tổng lượng sản xuất của Italia, trong đó các loại cà chua đóng hộp chiếm phần lớn. Tỷ lệ các nhóm sản phẩm khác trong sản xuất của nước này như sau:

- Nước ép và bột trái cây 15% - Rau quả khô 10%

- Mứt, thạch và bột rau quả nghiền 5%.

Có thể thấy rằng, ngành công nghiệp chế biến của nước Italia rất phát triển. Trong năm 2004, sản xuất các loại hạt ăn được của Italia đạt 318.000 tấn, chủ yếu là các loại quả hạnh, tăng 16% so với năm 2001 (FAO, 2006). Tổng doanh thu của ngành thực phẩm và đồ uống (trong đó có rau quả chế biến và bảo quản) năm 2005 của Italia là 107 tỷ Euro, chiếm 13% tổng doanh thu của ngành trong EU (Theo Liên đoàn các ngành công nghiệp thực phẩm

và đồ uống EU - CIAA). b) Tại Thái Lan

Thái Lan có tổng diện tích đất tự nhiên là 513,115 km2, trong đó diện tích canh tác đất nông nghiệp chiếm 41%. Giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp năm 1960 là 40% đến năm 1992 còn 10%. Ngay từ những năm 1960, Thái Lan đã có kế hoạch trở thành một nền kinh tế công nghiệp - dịch vụ hiện đại. Chính vì vậy, trong lĩnh vực phát triển Thái Lan luôn coi trọng hai vấn đề cơ bản: Ưu tiên phát triển nông thôn với việc Chính phủ lập Quỹ phát triển nông thôn nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu nông phẩm từ nông sản.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nông sản của Thái Lan đang chú trọng vấn đề đa dạng hóa sản phẩm. Bên cạnh đó, các sản phẩm nông sản của Thái Lan luôn đảm bảo về mặt chất lượng. Một số mặt hàng chế biến từ nông sản của Thái Lan được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng như: mít sấy, xoài sấy, gừng sấy, mứt dâu...Các trung tâm giống Cục Khuyến nông Thái Lan với sự tài trợ của Nhà nước tiến hành thu thập các loại trái cây từ khắp nơi trên thế giới về trồng thử nghiệm, ngay cả những giống cây nhập khẩu lạ chưa từng được trồng trước đó ở Thái Lan, ngược lại giống cây quý thì không cho phép xuất khẩu (Dẫn theo Ninh Đức Hùng,2013). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Thái Lan còn xây dựng các thương hiệu về rau quả chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia khác như EU, Mỹ, Nhật Bản,...

c) Trung Quốc

Lịch sử phát triển Trung Quốc đã chứng minh rằng : Trung Quốc luôn tìm kiếm con đường phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa; đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nông sản trong nước và xuất khẩu qua công nghiệp chế biến. Trên thực tế, Trung Quốc là nước sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ rau, quả lớn nhất châu Á. Đến 90% rau, quả của Trung Quốc hiện nay được tiêu thụ dưới dạng tươi, 10% còn lại được chế biến thành nước ép, đóng hộp, đông lạnh, sấy khô, mứt quả. Năm 1999, Trung Quốc xuất khẩu 3.104 triệu USD rau, quả các loại; nhập khẩu 393 triệu USD rau, quả các loại từ các nước: Việt Nam 35,7 triệu USD (chiếm tỷ lệ 35,7% kim ngạch xuất khẩu rau, quả của nước ta); lndonesia 32,7 triệu USD; EU 3,9 triệu USD; Thái Lan 1,5 triệu USD. Trung Quốc chủ yếu là nước xuất khẩu rau quả; kim ngạch xuất khẩu gấp từ 9 - 10 lần so với kim ngạch nhập khẩu, chiếm 10% kim ngạch của tổng lượng hàng nông sản xuất khẩu. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc: rau chủ yếu là rau tươi, rau khô, đậu quả tươi; quả chủ yếu là cam, bưởi, táo, hạnh đào nhân, hạt dẻ... Như vậy, về cơ cấu mặt hàng rau, quả xuất khẩu của Trung Quốc ngoài một lượng bưởi, cam, quýt thì chủ yếu là rau, quả ôn đới, hầu như không trùng với cơ cấu rau, quả xuất khẩu của Việt Nam.

2.2.2.2 Kinh nghiệm thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản ở Việt Nam a) Tổng công ty rau quả, nông sản

Tổng công ty Rau quả, nông sản được thành lập lại từ năm 2003, là một công ty kinh doanh đa ngành trong phạm vi toàn quốc và thế giới. Ngay từ khi mới thành lập, Tổng công ty đã đặc biệt quan tâm xây dựng chất lượng sản phẩm, nên đã đầu tư nhiều dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ Châu Âu. Hiện nay Tổng công ty có 22 nhà máy chế biến rau, quả, nông sản với công suất trên 100 ngàn tấn sản phẩm/năm. Các sản phẩm rau quả, nông sản chế biến mang thương hiệu VEGETEXCO VIETNAM đã và đang giành được uy tín với khách hàng ở trong nước và quốc tế. Đến nay, các mặt hàng của Tổng công ty đã có mặt tại 58 quốc gia trong đó những sản phẩm như dứa, điều, tiêu, rau, quả, gia vị... được khách hàng tại nhiều thị trường như EU, Mỹ, Nga, Trung Quốc ưa chuộng.

Để có thể cạnh tranh với các công ty trong nước cũng như nước ngoài, Công ty rau quả, nông sản luôn có những chiến lược phát triển đúng đắn. Về sản phẩm, công ty tiến hành thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm của mình. Trước đây, nguyên liệu để sản xuất sản phẩm chỉ bao gồm dứa, xoài, vải, dưa chuột...Hiện nay, các nguyên liệu của công ty ngày càng đa dạng và phong phú hơn.

- Hoa quả: mẵng cầu, cà chua, xoài, chuối, mít, táo, dừa, ổi, gấc,... - Các loại rau như: rau bó xôi, nấm rơm...

- Các loại hương liệu: quế, nghệ, hoa hồi....

Hiện nay, Công ty đang phát triển nhiều hình thức sản phẩm khác nhau như: sản phẩm sấy khô, sản phẩm đông lạnh, cô đặc, puree, muối, hạt giống, đồ uống,

b) Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (ANTESCO)

Năm 1994, ANTESCO hợp tác cùng Công ty LYTHAI (Đài Loan) thành lập xí nghiệp chế biến nông sản, rau quả và thực phẩm xuất khẩu, trồng thử nghiệm như đậu nành rau, đậu bắp, bắp non để chế biến đông lạnh xuất khẩu.

Năm 1999, ANTESCO tiếp tục mở rộng đầu tư xây dựng thêm nhà máy đông lạnh với thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại được nhập từ Mỹ và Đan Mạch với công suất 10.000 tấn/năm ( http://www.antesco.com). Công ty xây dựng vùng nguyên liệu riêng bằng cách đầu tư và bao tiêu sản phẩm nhằm ổn định nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và tạo thu nhập cho người nông dân. Sản phẩm chính của ANTESCO là bắp non, đậu nành rau và dứa.

Năm 2008, Công ty đầu tư thêm phân xưởng chế biến phụ phẩm từ vỏ rau quả để ép viên dùng làm thức ăn gia súc với công suất 2.400 tấn thành phẩm/năm (http://www.antesco.com). Antesco đã từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. Sản phẩm của Antesco ngày càng được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, cụm từ “Bắp non Antesco – Việt Nam” trở nên hết sức phổ biến đối với các thương nhân nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực rau quả thực phẩm.

c) Công ty Cổ phần rau quả Tiền Giang (VEGETIGI)

Công ty Cổ phần rau quả Tiền Giang được thành lập và đi vào hoạt động năm 1977. Công ty cung cấp đa dạng các loại trái cây tươi và các sản phẩm chế biến như đông lạnh, đóng hộp, cô đặc, pure. Hiện nay, danh mục sản phẩm của công ty tương đối đa dạng, phong phú về chủng loại mặt hàng.

SP đóng hộp: chôm chôm nước đường, cooktail trái cây, dứa khoanh

mini, dứa khoanh mini trong nước đường, bắp trái non...

SP đông lạnh: cà rốt nguyên củ đông lạnh, bí đỏ cắt khúc đông lạnh,

bắp non đông lạnh, chôm chôm đông lạnh, dứa khoanh mini đông lạnh, chuối cắt lát đông lạnh...

SP cô đặc và pure: chanh dây cô đặc, chanh dây pure, nước dứa cô đặc

đóng túi vô trùng, nước xoài pure...

Rau quả và trái cây tươi: chanh dây, chôm chôm, bưởi da xanh, khoai

lang, thanh long, vú sữa...

Công ty có ba nhà máy chế biến chính, nhà máy đồ hộp trái cây công suất 10.000 tấn thành phẩm/năm; đông lạnh rau củ quả công suất 5.000 tấn/năm; chế biến đa dạng nước quả cô đặc và pure công suất 5.000 tấn/năm. Ngoài ra, xuất khẩu rau quả tươi hàng năm đạt hơn 10000 tấn. Vegetigi nằm ở vùng trái cây lớn nhất của Miền Nam Việt Nam, có nông trường 3.500ha chuyên canh cây dứa với sản lượng hăng năm đạt hơn 60 ngàn tấn/năm (http://vegetigi.com.vn/index.php?lang=vn).

Ngoài ra, nông trường trồng một số nguyên liệu khác như xoài, mãng cầu, nha đam, chanh dây. Khách hàng của Công ty hoạt động kinh doanh ở các thị trường chính như EU, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Một phần của tài liệu Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w