Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, tiềm năng

Một phần của tài liệu Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 117 - 121)

của của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

4.5.1 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, tiềm năng của của Công ty của của Công ty

* Điểm mạnh:

Một là, Công ty CPTPXK Đồng Giao đóng trên địa bàn của nông

trường Đồng Giao trước đây. Đây là vùng đất có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản. Hiện tại, diện tích của Công ty là 4400 ha, trong đó diện tích vùng nguyên liệu là 2500 ha. Đây là vùng nguyên liệu Công ty có thể chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch để cung ứng một lượng rau quả nguyên liệu tương đối lớn phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Bên cạnh đó, Công ty có thể khai thác tối đa vùng nguyên liệu tại các huyện lân cận và các tỉnh giáp ranh như: Thanh Hóa, Hà Nam, Nam Định để cung cấp cho nhà máy của Công ty. Đây là lợi thế so sánh lớn mà rất ít các doanh nghiệp chế biến rau quả thực phẩm có được.

Hai là, Công ty có lực lượng lao động dồi dào, đội ngũ lao động trẻ,

năng động, có sức khỏe tốt đáp ứng được yêu cầu sản xuất của Công ty. Ngoài ra, do đóng trên địa bàn thị xã Tam Điệp, nơi có mật độ dân số tương đối đông đúc, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất rau quả, giá nhân công rẻ, do đó vào vụ sản xuất, Công ty có thể thuê nhân công thời vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Ba là,4 dây chuyền sản xuất hiện đại: đồ hộp, cô đặc, lạnh IQF, nước

quả, công suất 23000 tấn sản phẩm/năm là lợi thể lớn của Công ty trong chiến lược thực hiện đa dạng hóa sản phẩm của mình.

Bốn là, Ban lãnh đạo Công ty là những người có tri thức, trình độ

chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm quản lí và kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm xuất khẩu.

* Điểm yếu:

Một là, vùng nguyên liệu của Công ty còn chưa ổn định. Vùng nguyên

liệu với diện tích 2500 ha chưa đáp ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất, vì vậy Công ty phải kí hợp đồng với các vùng nguyên liệu bên ngoài. Các diện tích này không tập trung, phân tán và có trình độ dân trí thấp, thiếu vốn sản xuất, do vậy việc cung cấp sản phẩm chỉ đạt 50 – 60%. Do đó, nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng được với công suất nhà máy chế biến.

Hai là, thị trường tiêu thụ của Công ty của Công ty chủ yếu tập trung ở

châu Âu và Mỹ. Đó là những thị trường có tính cạnh tranh cao. Trong 3 năm gần đây, Công ty đã mở rộng tiêu thụ tại thị trường châu Á, tuy nhiên sản phẩm của Công ty mới chỉ có mặt tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam mà chưa xâm nhập vào các thị trường tiềm năng khác như:Philipin, Singapo,...

Ba là, lực lượng lao động của Công ty tuy dồi dào nhưng chất lượng

một số bộ phận còn thấp. Lao động có trình độ Đại học và trên Đại học còn chiếm tỷ lệ nhỏ, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả sản xuất khi Công ty đa dạng hóa sản phẩm.

Bốn là, khi tiến hành thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, Công

ty cần rất nhiều vốn để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn vốn hiện tại từ các cổ đông còn hạn chế, vốn vay ngân hàng còn cao.

Năm là, Công tác nghiên cứu và phát triển SP mới còn hạn chế chưa

đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty. Các SP của Công ty tuy đa dạng về chủng loại nhưng vẫn chưa có sự sáng tạo về cách thức chế biến, chủ yếu là những sản phẩm mang một vị đặc trưng, chưa có sự pha trộn hương vị tổng hợp, cải tiến mạnh mẽ về mẫu mã.

* Cơ hội:

- Việt Nam đã và đang tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế như: WTO, APEC, ASEAN, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định Đối tác chiến lược Kinh tế xuyên Thái Bình Dương...Đó là cơ hội để Công ty hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Nhu cầu tiêu thụ nông sản nói chung và rau quả thực phẩm nói riêng trên thị trường thế giới ngày càng tăng cao. Trong khi đó, các sản phẩm của Công ty đảm bảo chất lượng, thương hiệu DOVECO đã được khách hàng thế giới biết đến và được các khách hàng Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia đồng ý nhập hàng với khối lượng lớn.

- Tại thị trường nội địa, nhu cầu tiêu thụ rau xanh, đặc biệt là các loại rau an toàn tăng mạnh. Hệ thống các siêu thị mini của Công ty đang được mở rộng, đặc biệt là tại thành phố lớn như Hà Nội, Ninh Bình...

* Thách thức:

- Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao và khắt khe hơn, đặc biệt là các thị trường nước ngoài như Mỹ, châu Âu. Đây là những thị trường quan trọng của Công ty (với vùng nguyên liệu mới: Hà Giang, Tuyên Quang...)

- Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng khốc liệt: Phân tích Ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm. Công ty không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia...

- Tập quán sản xuất của người dân còn nhỏ lẻ, manh mún. Trình độ dân trí thấp, do đó khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học, thực hiện các quy định về trồng và chăm sóc cây trồng gặp nhiều khó khăn.

* Tiềm năng:

- Có vùng đất đai hạt nhân với diện tích 4000ha. Đây là diện tích đất rộng lớn, Công ty có thể chủ động lên kế hoạch và điều chỉnh trong việc sản xuất. Đó là tiềm năng rất lớn mà không phải bất kì công ty sản xuất rau quả nào cũng có được.

- Công ty đã phát triển thị trường xuất khẩu tại 40 quốc gia trên thế giới, phát triển thị trường nội tiêu lớn tại các tỉnh phía Bắc và sắp tới sẽ thâm nhập thị trường phía Nam.

- Công ty đã phát triển tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường châu Á giàu tiềm năng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt trên 12 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu qua Trung Quốc chiếm tỷ lệ hơn 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhiều mặt hàng phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc như sắn phụ thuộc 100%, đây là thị trường rất nhiều rủi ro đối với nông sản Việt Nam. Do vậy, Đồng Giao không hề phụ thuộc vào thị trường này, thực hiện chiến lược khai thác thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.

- Cán bộ xuất nhập khẩu của Công ty đang được trẻ hóa, là đội ngũ có chuyên môn sâu về rau quảvề xuất nhập khẩu, thông thạo ngoại ngữ để có thể làm tốt công việc giới thiệu, đàm phán khách hàng quốc tế. Công ty tuyển mộ những lao động có trình độ chuyên môn và kiến thức Bên cạnh đó, đội ngũ công nhân nông nghiệp và công nghiệp của Công ty đã và đang được đào tạo bài bản, có kiến thức thực tế và kinh nghiệm làm việc lâu năm.

Hộp 4.3 Ma trận SWOT của công ty DOVECO CƠ HỘI (O)

- O1: Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức khu vực và quốc tế như: WTO, APEC, ASEAN, AFTA, ... - O2: Nhu cầu tiêu thụ rau quả tại thị trường trong nước và thế giới tăng.

- O3: Thương hiệu DOVECO đã được các khách hàng trong và ngoài nước biết đến. THÁCH THỨC (T) - T1: Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe. - T2: Cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. -T3: Tập quán sản xuất của người dân vùng nguyên liệu thấp.

ĐIỂM MẠNH (S) - S1: Vùng nguyên liệu rộng lớn - S2: Lực lượng lao động dồi dào - S3: Dây chuyền máy móc hiện đại - S4: Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm

CHIẾN LƯỢC S - O SO1: Phát triển vùng

nguyên liệu về quy mô và chất lượng nhằm phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

SO2: Phát huy điểm mạnh

về lao động, máy móc, tận dụng cơ hội trên thị trường thế giới nhằm tiêu thụ sản phẩm.

CHIẾN LƯỢC S – T ST1: Nâng cao trình độ

lao động để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chấp nhận cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bằng chất lượng.

ST2: Nghiên cứu cải

tiến về dây chuyền để sản xuất đa dạng các loại sản phẩm. ĐIỂM YẾU (W) - W1: Vùng nguyên liệu chưa ổn định - W2: Thị trường Châu Á và nội địa chưa phát triển - W3: Trình độ người LĐ còn thấp - W4: Thiếu vốn để thực hiện đa dạng hóa sản phẩm - W5: Sản phẩm chưa có sự cải tiến, sáng tạo

CHIẾN LƯỢC W – O WO1: Nghiên cứu và tìm

kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

WO2: Đẩy mạnh quảng bá

thương hiệu DOVECO, đa dạng các sản phẩm tạo niềm tin nơi người tiêu dùng.

CHIẾN LƯỢC W – T WT1: Phát triển vùng

nguyên liệu, phổ biến kĩ thuật cho người dân các vùng nguyên liệu.

WT2: Liên kết với các

doanh nghiệp và hiệp hội nhằm tạo nguồn vốn kinh doanh ổn định để phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w