Nhóm giải pháp về tiêu thụ

Một phần của tài liệu Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 126 - 148)

4.6.2.1 Đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ làm cơ sở cho xây dựng và thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

- Tổ chức thu thập các thông tin về khách hàng, ý kiến của khách hàng

về các loại sản phẩm của Công ty (mức hài lòng của khách hàng về chất lượng các sản phẩm, đề xuất của khách hàng về cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, mức độ sẵn sàng mua sản phẩm...)

- Xu hướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu của khách hàng về các loại sản phẩm rau quả trong tương lai.

- Thu thập các thông tin về các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay, thế mạnh của các đối thủ cùng ngành, các loại rau quả nhập khẩu, các loại sản phẩm rau quả mới của đối thủ,...để có chiến lược phát triển phù hợp, tạo sự khác biệt trên thị trường.

- Thông tin về quy mô thị trường của từng loại sản phẩm đồ hộp, sản

phẩm lạnh, sản phẩm cô đặc, nước quả của Công ty để đưa ra chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu các thị trường xuất khẩu tiềm năng. Công ty nên duy trì tốt quan hệ kinh doanh, gia tăng các đơn đặt hàng, đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường Tây Âu, Mỹ...Đối với thị trường châu Á, hiện nay Công ty đã kí kết hợp đồng với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là thị trường có nhiều tiềm năng và sức tiêu thụ cao. Trong thời gian tới, Công ty nên đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại hai thị trường trên thông qua việc quảng bá các sản phẩm của Công ty đến khách hàng.

Đối với thị trường nội địa: Hiện nay, các sản phẩm của Công ty mới chỉ được tiêu thụ tại thị trường phía Bắc. Trong khi đó, thị trường phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường có tiềm năng lớn, sức tiêu thụ cao nhưng chưa được Công ty khai thác. Trong thời gian tới, Công ty nên đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường này thông qua việc phát triển hệ thống siêu thị DOVECO Mart, các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.

4.6.2.2 Tổ chức tốt khâu thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm

Một sản phẩm tốt không chỉ cần đáp ứng về mặt chất lượng mà còn cần phải có mẫu mã, bao bì đẹp mắt, hấp dẫn người tiêu dùng. Hiện nay, các sản phẩm của Công ty chủ yếu được đóng gói ở dạng lon, lọ thủy tinh, túi ni lon...do tính chất của các sản phẩm. Tuy nhiên, khi thực hiện chiến lược đa dạng hóa, Công ty cần có chiến lược đa dạng hóa bao bì. Bao bì sản phẩm

phải vừa đảm bảo thể hiện được thương hiệu DOVECO, vừa đảm bảo tính chất lượng và tính kinh tế.

4.6.2.3 Hoàn thiện kênh phân phối và tăng cường công tác Marketing a) Kênh phân phối

Hiện tại, các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ tại thị trường nội địa và thị trường thế giới.

- Tại thị trường nội địa: Sản phẩm được phân phối chủ yếu tại ba siêu thị DOVECO Mart của Công ty tại Thị xã Tam Điệp, Thành phố Ninh Bình, Hà Nội. Tại các tỉnh sản phẩm được tiêu thụ tại các đại lí lớn...Để chiếm lĩnh thị trường trong nước, Công ty cần mở rộng hệ thống siêu thị tại các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hồ Chí Minh; liên kết với hệ thống các đại lí tại các tỉnh...

- Tại thị trường thế giới: Sản phẩm của Công ty chủ yếu tiêu thụ trực tiếp theo các đơn đặt hàng, do đó cần mở rộng hệ thống văn phòng đại diện, đẩy mạnh tìm kiếm đơn hàng lớn.

b) Công tác Marketing

Hiện nay, việc đầu tư phát triển quảng bá sản phẩm của Công ty còn nhiều hạn chế. Thương hiệu DOVECO đã được xây dựng nhưng chủ yếu được biết đến ở thị trường thế giới. Trong khi đó, đối với thị trường nội địa, thương hiệu DOVECO còn khá mới mẻ và chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến. Vì vậy, Công ty cần đẩy mạnh hoạt động Marketing, đầu tư chi phí cho khâu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua các hình thức khác nhau:

- Quảng cáo trên truyền hình: Hình thức này tuy tốn kém, nhưng khách hàng tiếp cận nhanh hơn và phù hợp với đối tượng người tiêu dùng ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

- Quảng cáo trên Internet: Công ty đã xây dựng trang web riêng của Công ty http://www.doveco.com.vn/. Công ty cần thường xuyên cập nhật thông tin, hình ảnh về các sản phẩm mới trên website của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cần đẩy mạnh phát triển hệ thống bán hàng qua mạng thông qua phương thức thanh toán trực tuyến, bán hàng online... Khi có sản phẩm mới, Công ty nên cung cấp và gửi thư giới thiệu đến các khách hàng tiềm năng trên Internet.

- Quảng cáo qua các băng rôn dựng tại các điểm bán hàng, điểm xe bus, siêu thị, thông qua các hội nghị, hội thảo... Ngoài ra, Công ty có thể thực hiện trích chiết khấu cho các đại lí, cửa hàng để họ dành riêng một khu để trưng bày, giới thiệu sản phẩm của Công ty đến với khách hàng.

4.6.2.4 Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực của người lao động

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm luôn gắn liền với quá trình đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học tiên tiến, tin học hóa, hiện đại hóa. Nguồn nhân lực của Công ty dồi dào nhưng một số bộ phận có chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình sản xuất. Do đó, Công ty cần tăng cường đào tạo kĩ năng cho người lao động:

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: Cử đi học tại các trường Đại học trong và ngoài nước để tiếp cận kiến thức nhân loại, nâng cao năng lực chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm, kĩ thuật hiện đại của các quốc gia trên thế giới.

- Đối với đội ngũ kỹ thuật viên: hỗ trợ kinh phí cho người học về giáo trình, tài liệu...về các lớp kĩ thuật sử dụng và điều hành hệ thống máy móc. Áp dụng hình thức đào tạo vừa học vừa làm ngay tại các xưởng sản xuất của công ty DOVECO.

- Đối với lao động sản xuất: Tổ chức đào tạo tại chỗ để người lao động

được tiếp cận trực tiếp và làm việc với những công nhân có thâm niên cao nhằm học hỏi kinh nghiệm làm việc.

- Hiện nay, một số lao động của Công ty có trình độ còn hạn chế, số năm kinh nghiệm cao nhưng khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại chưa tốt. Do đó trong thời gian tới, Công ty cần có chính sách phù hợp với đội ngũ trên. Tiến hành tuyển chọn lao động trong Công ty và tuyển mộ lao động chất lượng cao ngoài Công ty nhằm nâng cao chất lượng lao động.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu trên, với mục tiêu chung là phân tích chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO); từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty trong thời gian tới, đề tài rút ra một số kết luận:

- Các cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Theo đó, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm được hiểu là chiến lược phát triển của doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp tiến hành đa dạng hóa theo hình thức đổi mới chủng loại sản phẩm; Đa dạng hóa theo phương thức thay đổi chủng loại sản phẩm dựa trên những sản phẩm hiện có; Đa dạng hóa các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các chiến lược phụ trợ như: Chiến lược đa dạng hóa nguyên liệu; Chiến lược hoàn thiện và đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất; Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Chiến lược đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiện nay, công ty DOVECO thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm theo ba hình thức chính: Đa dạng hóa theo hình thức đổi mới chủng loại sản phẩm như mở rộng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm chế biến, phát triển sản xuất các loại thực phẩm nông nghiệp an toàn, đa dạng danh mục sản phẩm bằng cách đưa ra thị trường những sản phẩm mới như nước dứa nguyên chất 100%, không đường, không chất bảo quản...Đa dạng hóa theo phương thức thay đổi chủng loại sản phẩm dựa trên sản phẩm hiện có như thay đổi và đa dạng hóa bao bì mẫu mã sản phẩm, đa dạng hóa hương vị sản phẩm (nước vải thạch), thay đổi tỉ lệ phần trăm nguyên chất các loại nước quả tươi. Đa dạng hóa lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh (bất động sản, du lịch). Để thực hiện thành công chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, Công ty thực hiện các chiến lược phụ trợ như:

Chiến lược đa dạng hóa nguồn nguyên liệu: Công ty vừa đầu tư phát triển quy mô vùng nguyên liệu trong và ngoài Công ty. Công ty đa dạng, mở rộng các chủng loại nguyên liệu rau quả và đẩy mạnh liên kết Công ty với các vùng nguyên liệu tại các tỉnh phía Bắc.

Chiến lược hoàn thiện và đổi mới công nghệ: Công ty đầu tư 4 dây chuyền công nghệ chế biến và hệ thống tưới tiêu phun sương hiện đại phục vụ trồng trọt.

Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Công ty chú trọng đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân nông nghiệp và công nhân công nghiệp chế biến, nâng cao trình độ người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu hiện tại.

Chiến lược đa dạng hóa thị trường tiêu thụ: Công ty đẩy mạnh xuất khẩu tại các thị trường lớn như Châu Âu chiếm 40%, Mỹ chiếm 25%, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 30% và thị trường còn lại là 5%. Bên cạnh đó, Công ty đẩy mạnh tiêu thụ nội địa tại các tỉnh và đang chuẩn bị đủ điều kiện để chiếm lĩnh thị trường trong nước, đặc biệt là mở rộng tiêu thụ tại các tỉnh phía Nam.

Trong những năm qua, chiến lược đã mang lại lợi ích nhất định đối với Công ty, các hộ nông dân, HTX tham gia liên kết với Công ty. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược đa dạng hóa của Công ty bao gồm: Nhân tố bên ngoài Công ty như nhu cầu thị trường, chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các nhân tố bên trong Công ty như nguồn nhân lực, nguồn vốn, máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng của Công ty.

- Để chiến lược đa dạng hóa sản phẩm thành công Công ty cần thực hiện một số giải pháp. Các giải pháp cho sản xuất như: Xác định và quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu rau quả có lợi thế cạnh tranh, nâng cao chất lượng giống, áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch, tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó là các giải pháp về tiêu thụ như: nghiên cứu thị trường, hoàn thiện hệ

thống kênh phân phối và Marketing. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với Nhà nước

- Nhà nước nên rà soát lại các chính sách thuế đánh trên rau quả và các sản phẩm được chế biến từ rau quả, nên là 5% giống như các sản phẩm nước ngọt khác như các sản phẩm của Coca – cola, pepsi,... thay vì việc đánh thuế 10% như hiện nay.

- Nhà nước nên có cơ chế bảo hiểm và tái bảo hiểm và tái bảo hiểm đối với hợp đồng bao tiêu sản phẩm nông nghiệp giữa nông dân và doanh nghiệp trong và ngoài nước khi gặp phải những tổn thất về thiên tai, mất mùa xảy ra.

- Cần có chính sách ưu đãi và khuyến khích nông dân tham gia góp vốn với doanh nghiệp, tạo nên sự liên kết và gắn bó lâu dài với nhau.

- Cần tạo điều kiện ưu đãi về tín dụng như: gia hạn mức vay, lãi suất ưu đãi cho nông dân vay để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên cơ sở đánh giá uy tín và mức độ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã kí với doanh nghiệp.

- Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP để khuyến khích nông dân thực hành nông nghiệp tốt, không những hỗ trợ xuất khẩu mà còn bảo vệ người tiêu dùng trong nước.

5.2.2 Đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Bộ cần thực hiện công tác quy hoạch nông nghiệp, xác định vùng sản xuất và chủng loại rau quả có lợi thế cạnh tranh như: Dứa, thanh long, vải thiều, dưa chuột, ớt...Tạo điều kiện thuận lợi tổ chức sản xuất rau quả tập trung tại các HTX, nông trường tạo nguồn cung cấp ổn định, cấp đất cho các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu hạt nhân.

- Thành lập các Trung tâm sản xuất giống cây trồng, tránh tình trạng kinh doanh giống tự phát, tổ chức bảo vệ sau thu hoạch, tăng cường công tác khuyến nông để quản lí tình trạng sử dụng phân bón, hóa chất, sản xuất bao

bì trong nước thay thế hàng nhập khâu (chai lọ tiêu chuẩn quốc tế) để giảm giá thành.

- Có chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu dùng hàng rau quả Việt Nam tạo điều kiện kích cầu khách hàng, bán những loại trái cây có thế mạnh, hỗ trợ nguồn thông tin thị trường, giá cả các loại rau quả.

- Xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn để giảm chi phí bốc dỡ, vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt do hư hỏng, tránh ảnh hưởng đến chất lượng rau quả.

5.2.3. Đối với Công ty

- Đa dạng hóa sản phẩm là chiến lược mà Công ty đã xây dựng, thực

hiện và bước đầu đạt được những thành công nhất định. Tuy vậy, trong thời gian tới để phát triển Công ty nên thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng nguyên liệu, hiện đại hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất, hoàn thiện kênh phân phối để mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nội địa qua hệ thống siêu thị DOVECO Mart, văn phòng đại diện, các đại lí...

- Bên cạnh đó, Công ty nên đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ quản lí, người lao động nhằm xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong quá trình phát triển của Công ty. Công ty nên quan tâm hơn đến đời sống người lao động, cải thiện điều kiện làm việc và có chế độ tốt để người lao động yên tâm làm việc và gắn bó với Công ty lâu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu sách

1. Đỗ Kim Chung, Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

2. Trần Minh Đạo, 2009: Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

3. Đinh Văn Đãn, Giáo trình Kinh tế các ngành sản xuất, NXB Nông Nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

4. Trần Đinh Đằng (Năm 2007), Quản trị doanh nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường trong giai đoạn mới ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Các công trình nghiên cứu

5. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CPTPXK Đồng Giao qua các năm, Lịch sử hình thành và phát triển Công ty CPTPXK Đồng Giao.

6. Ninh Đức Hùng (2013) : Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành

trái cây Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Ninh Đức Hùng (2008): Các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu

rau quả của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Luận văn Thạc

sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

8. Nguyễn Thanh Hương (2009): Nghiên cứu chiến lược sản phẩm dứa

xuất khẩu của Tổng công ty rau quả, nông sản, Luận văn tốt nghiệp Đại học,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

9. Vũ Văn Thanh (2010): Nghiên cứu hợp đồng sản xuất nông sản

Một phần của tài liệu Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 126 - 148)