Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 62 - 150)

3.2.6.1 Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất rau quả

- Diện tích đất công nghiệp, nông nghiệp trồng rau quả nguyên liệu - Số lao động

- Diện tích giống cây trồng

- Chỉ tiêu thể hiện mức độ trang bị vốn, tư liệu sản xuất

3.2.6.2 Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh sự đa dạng sản phẩm

+ Số lượng sản phẩm sản xuất + Các hình thức sản xuất

+ Giá bán sản phẩm trên thị trường + Các loại danh mục sản phẩm

3.2.6.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất nguyên liệu

- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất nguyên liệu:

+ Diện tích đất sản xuất + Số hộ sản xuất

+ Năng suất nguyên liệu = Sản lượng nguyên liệu Diện tích vùng nguyên liệu

+ Lợi nhuận = Giá trị sản lượng - Chi phí vật chất dịch vụ - Chi phí lao động - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất nguyên liệu:

+ Giá trị sản lượng trên 1ha đất nông nghiệp = Tổng giá trị sản lượng/tổng diện tích đất

- Các chỉ tiêu phản ánh sự đa dạng nguyên liệu: + Số lượng các loại nguyên liệu

+ Các phương thức thu mua nguyên liệu

3.2.6.4 Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh

a) Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do

người lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời gian nhất định thường là một năm. Trong đề tài này, giá trị sản xuất chỉ bao gồm giá trị sản xuất của cây nguyên liệu được tạo ra trong một chu kì sản xuất.

Công thức: GO = ∑Qi*Pi

b) Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch

vụ trong quá trình sản xuất trong quá trình sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ khác trong một chu kì sản xuất.

Công thức tính: IC = ∑Cj

Trong đó: Cj là chi phí vật chất dịch vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ thứ j c) Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của hoạt động sản xuất kinh doanh

Công thức: VA = GO – IC

d) Giá trị của cổ tức: Là lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của

một công ty cổ phần.

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty những năm qua

4.1.1 Tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty

4.1.1.1 Tình hình sản xuất rau quả nguyên liệu

Công ty CPTPXK Đồng Giao là một trong những đơn vị trực thuộc Tổng công ty rau quả, nông sản. Từ nông trường với cây trồng chủ yếu là cà phê, năm 1967, Công ty đã đưa dứa về trồng thử nghiệm. Cũng từ đó, cây dứa đã trở thành cây trồng chủ lực, gắn bó và có nhiều duyên nợ với mảnh đất Đồng Giao, là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho Công ty. Trong thời kì bao cấp, các sản phẩm dứa được xuất khẩu sang thị trường Liên xô cũ và một số nước XHCN. Từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, cùng với sự biến động của thị trường thế giới, nhu cầu thị trường thay đổi dẫn tới các sản phẩm của Công ty cũng được biến đổi nhiều hơn, đa dạng hơn. Bên cạnh đó, Công ty đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa thêm nhiều loại cây trồng mới vào sản xuất như: lạc tiên, vải, ngô ngọt, măng, dưa chuột...

Với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng rau quả, nông sản khép kín, do đó việc sản xuất nguyên liệu cho nhà máy có vai trò hết sức quan trọng. Nếu nguồn nguyên liệu cung cấp đầy đủ sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, ngược lại nếu nguồn

nguyên liệu không đảm bảo sẽ làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn và không tạo ra sản phẩm.

Bảng 4.1 Số lượng các loại nguyên liệu của công ty DOVECO giai đoạn 2011 – 2013 STT Nguyên liệu 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển SL ( Tấn) CC (%) SL ( Tấn CC (%) SL ( Tấn) CC (%) Tổng 21650 100,0 22760 100,0 23600 100,0 104 1 Dứa quả 13000 60.0 14500 63,7 15500 65,7 109 2 Ngô ngọt 1500 6,9 2100 9,2 2600 11.0 132

3 Đậu tương rau 850 4,0 800 3,5 900 3,8 102

4 Rau chân vịt 1000 4,6 1060 4,7 1100 4,7 105

5 Lạc tiên 2500 11,6 2300 10,1 2000 8,5 89

6 Dưa chuột 2800 12,9 2000 8,8 1500 6,3 73

Bảng 4.1 cho ta thấy: Nhìn chung, sản lượng nguyên liệu chính Công ty tăng dần qua các năm. Qua ba năm 2011-2013, tổng sản lượng các nguyên liệu chính của Công ty tăng 1950 tấn, tốc độ tăng bình quân là 104%. Trong đó, dứa là cây trồng có sản lượng cao nhất, luôn chiếm trên 60% tổng sản lượng các loại nguyên liệu. Do điều kiện tự nhiên và thời tiết thuận lợi, sản lượng dứa bình quân qua các năm đều tăng. Năm 2013, sản lượng dứa quả tăng gấp 1,09 lần so với năm 2011, chiếm 65,7% tổng sản lượng nguyên liệu. Trong những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường về các loại rau quả tăng cao, đồng thời để giảm tính thời vụ và độc canh của cây dứa, Công ty đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm. Chính vì vậy, sản lượng các loại ngô ngọt, đậu tương rau, rau chân vịt,...liên tục tăng mạnh qua các năm. Năm 2013, sản lượng ngô ngọt tăng 132%; đậu tương rau tăng 102%; rau chân vịt tăng 105% so với năm 2011. Sản lượng dưa chuột và lạc tiên có sự giảm nhẹ qua các năm, tuy nhiên hai loại nguyên liệu này vẫn chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu nguyên liệu của Công ty.

Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, bên cạnh phát triển vùng nguyên liệu tại Ninh Bình, trong những năm qua, Công ty đã tiến hành mở rộng vùng nguyên liệu tại các tỉnh khác như: Bắc Giang, Thanh Hóa, Nam Định, Tuyên Quang,...nhằm xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định, phục vụ phát triển SXKD.

4.1.1.2 Tình hình sản xuất các loại sản phẩm của Công ty

DOVECO là một trong số ít những doanh nghiệp có vùng nguyên liệu rộng lớn cung cấp cho nhà máy chế biến. Tận dụng lợi thế đó, Công ty đã và đang phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và gia tăng các loại sản phẩm. Kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp của Công ty qua 3 năm 2011-2013 được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2 Tình hình sản xuất sản phẩm của công ty DOVECO giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Tấn

STT Nội dung Năm 2011 2012 2013

Tốc độ phát triển BQ (lần) SL hàng hóa CN 6850 7950 9500 1.18 1 SP đồ hộp 3500 3350 3600 1.01 - Dứa 1390 1300 1400 1.00 - Dưa chuột 950 810 875 0.96 - Vải hộp 300 345 400 1.15 - Ngô ngọt 770 800 835 1.04 - Đậu Hà Lan 45 58 68 1.11 - Hành 10 15 26 1.31 - Cà chua 35 37 42 1.10 2 SP cô đặc 2450 2800 3400 1.18 - Dứa 1500 1450 1800 1.10 - Lạc tiên 670 950 1100 1.28 - Vải 280 360 445 1.26 - Gấc - 40 55 1.17 3 SP lạnh 900 1800 2500 1.67 - Dứa 640 1450 1700 1.63 - Vải 146 130 220 1.23 - Ngô ngọt 114 220 580 2.26

Nguồn: Công ty DOVECO, năm 2014

Sản lượng hàng hóa công nghiệp của Công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2011, sản lượng hàng hóa CN đạt 6850 tấn; đến năm 2013, sản lượng này đạt 9500 tấn, tăng 2650 tấn, tốc độ phát triển bình quân tăng 1,18 lần. Trong đó, sản lượng các loại SP cô đặc, SP đồ hộp, SP lạnh có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng các loại mặt hàng rau quả nông sản tại thị trường trong nước và thế giới luôn đạt mức cao.

Đối với nhóm SP đồ hộp: Sản lượng các SP đồ hộp năm 2013 tăng với tốc độ 1,01 lần so với năm 2011.Trong đó, sản lượng dứa hộp chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là dưa chuột, ngô ngọt, vải. Năm 2013, sản lượng dứa hộp của Công ty chiếm 38,9%; sản lượng SP dưa chuột chiếm 24,3%; sản lượng

ngô ngọt chiếm 23,2%, vải hộp chiếm 11,1%. Các loại SP đồ hộp như: hành, đậu Hà Lan, cà chua tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng luôn có xu hướng tăng.

Đối với nhóm SP cô đặc: Sản lượng SP cô đặc của Công ty tăng với tốc độ tăng bình quân 1,18 lần. Trong số các SP cô đặc, dứa là loại quả chiếm sản lượng cao nhất 53% (năm 2013). Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường về dứa cô đặc giảm nên tốc độ tăng của SP dứa cô đặc chậm hơn các sản phẩm khác. Lạc tiên, vải, gấc là những SP có tốc độ tăng nhanh, trong đó loại rau quả có tốc độ tăng nhanh nhất là lạc tiên, tăng 1,28 lần.

Đối với nhóm SP lạnh: Hiện nay, nhu cầu về SP lạnh trên thị trường tăng nhanh bởi các SP này chưa qua quá trình chế biến, còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, thuận tiện cho người tiêu dùng trong việc sử dụng với các mục đích khác nhau. Nắm bắt nhu cầu đó, Công ty gia tăng sản lượng các mặt hàng này. Qua ba năm 2011 - 2013, sản lượng SP lạnh tăng từ 900 tấn (năm 2011) lên 2500 tấn (năm 2013), tăng 1,67 lần. Đây là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng cao nhất.

Nhìn chung, sản lượng hàng hóa CN của Công ty liên tục tăng qua 3 năm. Trong đó, SP lạnh có tốc độ tăng cao nhất là 1,67 lần, SP đồ hộp có tốc độ tăng nhỏ nhất là 1,01 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới về nhóm SP lạnh ngày càng tăng cao. Hầu hết, người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn các sản phẩm tươi chưa qua chế biến. Bên cạnh đó là do Công ty đã có sự đầu tư cao về mặt công nghệ, nâng cao trình độ lao động nên sản lượng sản phẩm đã tăng đáng kể.

4.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao những năm qua khẩu Đồng Giao những năm qua

4.1.2.1 Tình hình xuất khẩu sản phẩm của Công ty * Về kim ngạch xuất khẩu

Xuất khẩu từ lâu đã là hướng đi chính trong chiến lược kinh doanh của Công ty. DOVECO đã và đang được biết đến như một thương hiệu uy tín và chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả tại thị trường thế giới. Hiện nay, do thị trường luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên Công ty chủ trương thực

hiện đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng. Bên cạnh những thị trường truyển thống, Công ty tập trung tìm kiếm và phát triển các thị trường mới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu của Công ty có sự thay đổi đáng kể.

Đồ thị 4.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty DOVECO giai đoạn 2011-2013

Qua 3 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty có xu hướng tăng 2,4 triệu USD; từ 6,5 triệu USD lên 8,9 triệu USD, tăng 1,17 lần. Trong đó, Châu Âu và Mỹ là hai thị trường có mức tăng cao nhất với tốc độ tăng bình quân là 1,2 lần. Đây là hai thị trường xuất khẩu chính, tổng kim ngạch xuất khẩu của hai thị trường này thường chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường mới, nhiều tiềm năng và luôn đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên mức tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản là rất lớn. Giai đoạn 2011-2013, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc của Công ty tăng 0,6 triệu USD với tốc độ tăng bình quân là 1,16 lần. Để có được kim ngạch xuất khẩu cao là do Công ty đã nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu DOVECO đến bạn hàng trên thế giới.

Sản phẩm thương hiệu DOVECO hiện nay đã có mặt tại 40 thị trường trên thế giới, trong đó có một số thị trường lớn như: Châu Âu, Mỹ,...

Thị trường Châu Âu

Châu Âu là trong những thị trường rộng lớn và có nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng rau quả nông sản cao. Đây là thị trường khó tính nhưng lại là thị trường có nhiều tiềm năng cho xuất khẩu rau quả nông sản. Đối với Công ty CPTPXK Đồng Giao, đây là thị trường xuất khẩu truyền thống và quan trọng, có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các thị trường tiêu thụ của Công ty.

Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu nhìn chung có sự tăng. Từ đồ thị 4.2 cho thấy: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu của Công ty năm 2013 tăng 1,2 triệu USD so với năm 2011. Có được kim ngạch xuất khẩu tăng là do Công ty ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ tại châu Âu. Ban đầu, thị trường của Công ty chủ yếu tại Đông Âu như Bỉ, Hà Lan, sau đó Công ty mở rộng tiêu thụ trên toàn châu Âu, đặc biệt là thị trường Pháp, Đức...

Đồ thị 4.2 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu của công ty DOVECO giai đoạn 2011 - 2013

Thị trường Mỹ

Mỹ là một trong những thị trường có nhu cầu tiêu thụ rau quả lớn và đầy tiềm năng trên thế giới. Hàng năm, nước Mỹ nhập khẩu rau quả từ các quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan,...Rau quả Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Mỹ thường là các loại rau quả mang đậm tính chất nhiệt đới

như: thanh long, xoài, dứa...Đối với công ty CPTPXK Đồng Giao, Mỹ là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương đối lớn (25%) trong số các thị trường tiêu thụ của Công ty.

Đồ thị 4.3 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty DOVECO giai đoạn 2011 – 2013

Qua đồ thị 4.3 ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của Công ty sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng qua các năm. Giai đoạn 2011 – 2013, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 0,9 triệu USD lên 1,3 triệu USD; tăng 0,4 triệu USD. Có được mức tăng như vậy là do giai đoạn này, Công ty đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường Hoa Kì thông qua các hội chợ thương mại quảng bá và bán các sản phẩm của Công ty đến các bạn hàng.

Đồ thị 4.4 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc của công ty DOVECO giai đoạn 2011 – 2013

Nhật Bản, Hàn Quốc là thị trường châu Á có kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn của Công ty. Tuy là thị trường mới nhưng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tương đối lớn. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường trên của Công ty đạt 2,3 triệu USD, chiếm 25,8% tổng kim ngạch. Đây là thị trường nhiều tiềm năng, sức tiêu thụ cao, do đó Công ty luôn chú trọng đầu tư đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường này.

4.1.2.2 Tình hình tiêu thụ trong nước của Công ty

Đối với Việt Nam, một nước có dân số gần 90 triệu người, đi theo định hướng XHCN, việc phát triển thị trường nội địa càng có ý nghĩa to lớn. Trong khi thị trường thế giới liên tục có những biến động mạnh, việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mới nhận ra vị trí và tiềm năng to lớn của thị trường trong nước. Đồng Giao là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...với thị phần chiếm từ 80 - 90%. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, do thị trường thế giới nói chung gặp nhiều khó khăn, vì vậy Công ty đã chủ động đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Nếu như khoảng 5 năm trước, thị phần

Một phần của tài liệu Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 62 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w