Các hình thức đa dạng hóa sản phẩm

Một phần của tài liệu Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 27 - 29)

2.1.3.1 Xét theo sự biến đổi danh mục sản phẩm

- Biến đổi chủng loại: Đó là quá trình hoàn thiện và cải tiến các loại sản

phẩm đang sản xuất để giữ vững thị trường hiện tại và thâm nhập vào thị trường mới nhờ sự đa dạng về kiểu cách, cấp độ hoàn thiện về sản phẩm thỏa mãn thị hiếu, điều kiện sử dụng, khả năng thanh toán của các khách hàng khác nhau. Sự hoàn thiện ấy có thể thuần túy về hình thức sản phẩm (kiểu dáng, mẫu mã) hay về nội dung sản phẩm (chất lượng, cấp độ hoàn thiện về kĩ thuật) hoặc về cả hình thức và nội dung sản phẩm.

- Đổi mới chủng loại: Đổi mới chủng loại là loại bỏ những sản phẩm

lỗi thời, những sản phẩm khó tiêu thụ và bổ sung những sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm của doanh nghiệp. Những sản phẩm bổ sung này có thể là sản phẩm mới tuyệt đối (đối với cả doanh nghiệp và thị trường) hoặc sản phẩm mới tương đối (mới với doanh nghiệp nhưng không mới với thị trường).

- Hình thức hỗn hợp: Là sự kết hợp một số nội dung của hình thức biến

đổi chủng loại và đổi mới chủng loại. Theo đó, doanh nghiệp vừa cải tiến, hoàn thiện một số sản phẩm đang sản xuất, vừa loại bỏ những sản phẩm không sinh lời, vừa bổ sung những sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm. Khi thực hiện đa dạng hóa theo hình thức này, doanh nghiệp vừa tranh thủ được những lợi thế đã có, vừa tiết kiệm được vốn và các nguồn lực khác, giảm thiểu rủi ro kinh doanh nếu doanh nghiệp đa dạng hóa chỉ dựa trên các sản phẩm hoàn toàn mới. (Dẫn theo Trần Ngọc Vân, 2001)

- Đa dạng hóa theo chiều sâu nhu cầu các loại sản phẩm: Là việc tăng

thêm kiểu cách, mẫu mã của một loại sản phẩm để đáp ứng toàn diện nhu cầu của các đối tượng khác nhau về cùng một loại sản phẩm đó.

- Đa dạng hóa theo chiều rộng nhu cầu các loại sản phẩm: Là việc

doanh nghiệp chế tạo một loại sản phẩm có kết cấu, công nghệ sản xuất và giá trị sử dụng cụ thể khác nhau để thoả mãn đồng bộ một số nhu cầu có liên quan đến nhau của một đối tượng tiêu dùng. Việc thực hiện hình thức đa dạng hóa này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực lớn về tài chính, công nghệ để xây dựng doanh nghiệp quy mô lớn, cơ cấu sản xuất phức tạp.

- Đa dạng hóa theo hình thức thoát ly sản phẩm gốc, đưa sản phẩm mới vào danh mục của doanh nghiệp: Sản phẩm được mở rộng không liên

quan đến sản phẩm chuyên môn hóa ban đầu cả về giá trị sử dụng và công nghệ sản xuất. (Dẫn theo Trần Ngọc Vân, 2001)

2.1.3.3 Xét theo phương thức thực hiện

- Đa dạng hóa các sản phẩm trên cơ sở các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp: Khi áp dụng hình thức này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được

đầu tư, giảm bớt thiệt hại do rủi ro khi thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng được khả năng sản xuất hiện có. Tuy nhiên, sự tận dụng này lại hạn chế khả năng mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp.

- Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở nguồn lực hiện có kết hợp với đầu tư bổ sung: Theo hình thức này, việc mở rộng sản phẩm đòi hỏi phải có sự

đầu tư. Sự đầu tư này chỉ giữ vị trí bổ sung nhằm khắc phục khâu yếu hoặc khâu sản xuất mà doanh nghiệp còn thiếu. So với hình thức trên, hình thức này khả năng mở rộng danh mục sản phẩm được nâng cao hơn.

- Đa dạng hóa sản phẩm bằng đầu tư mới: Doanh nghiệp áp dụng khi

đang triển khai sản xuất các sản phẩm mới mà khả năng hiện tại không thể đáp ứng được. Trong trường hợp này, nhu cầu đầu tư thường lớn, xác suất rủi ro cao hơn nhưng khả năng sản xuất được mở rộng hơn. (Dẫn theo Trần Ngọc

Vân, 2001)

Tóm lại, trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có nhiều hình thức đa dạng hóa sản phẩm khác nhau, các hình thức

này đan xen cùng tồn tại và bổ sung cho nhau. Dù áp dụng một hay nhiều hình thức đa dạng hóa sản phẩm cũng làm danh mục sản phẩm của doanh nghiệp được mở rộng, cơ cấu sản phẩm trở nên phức tạp hơn và mặt hàng của các doanh nghiệp tăng lên.

Một phần của tài liệu Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 27 - 29)