3.2.5.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Các số liệu khi được thu thập sẽ được mô tả, thống kê lại trong quá trình thực hiện nhằm phản ánh thực trạng đa dạng hóa nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm rau quả, các hình thức liên kết trong cung cấp nguyên liệu với người sản xuất, hợp đồng với các hộ nông dân trồng nguyên liệu, các địa phương khác.
3.2.5.2 Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt
phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau:
- So sánh số liệu của đơn vị này với số liệu của đơn vị khác tương đương giúp ta biết được mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị này với đơn vị kia.
- So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước giúp ta thấy được nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.
Trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài, tôi sử dụng phương pháp thống kê so sánh để so sánh về quy mô, diện tích vùng nguyên liệu, số lượng các nguyên liệu rau quả sử dụng, số loại sản phẩm sản xuất của công ty qua các năm 2011, 2012, 2013. Nghiên cứu so sánh để thấy được sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm của công ty. Từ đó, có thể đưa ra những kết luận về đa dạng hóa về sản phẩm của công ty CPTPXK Đồng Giao.
3.2.5.3 Phương pháp SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)
Phân tích SWOT là việc kết hợp các yếu tố bên trong điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses) với các yếu tố bên ngoài cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) để đưa ra các giải pháp cụ thể tận dụng những điểm mạnh và cơ hội để khắc phục những điểm yếu và thách thức.
Cơ hội (O) Thách thức/ Nguy cơ (T) Điểm mạnh (S) O - S: Tận dụng cơ hội
để phát huy thế mạnh
S - T: Tận dụng mặt mạnh để
giảm thiểu nguy cơ
Điểm yếu (W) O - W: Nắm bắt cơ hội
để khắc phục mặt yếu
W - T: Giảm thiểu mặt yếu
để ngăn chặn nguy cơ
Phương pháp này xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động tới việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm rau quả của Công ty DOVECO. Dựa
trên những đặc điểm đó để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sản phẩm của Công ty, từ đó đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện và phát triển đa dạng hóa các nguyên liệu và sản phẩm của công ty.