Đối với các doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước doc (Trang 166 - 173)

b) Thực trạng tổ chức thực hiện qui trình phân tích

3.3.2.Đối với các doanh nghiệp nhà nước

Để hoàn thiện tổ chức KTQT và PTKD như đã nêu trên, bản thân các DNNN phải thực hiện 9 giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, Giám đốc và kế toán trưởng trong DN cần nhận thức đúng mức về vai trò, chức năng của KTQT và PTKD trong quản lý DN, từ đó mới thấy rõ sự cần thiết phải tổ chức KTQT và PTKD.

Thứ hai, cần chủ động xây dựng mô hình tổ chức KTQT và PTKD thích hợp với từng DN Giám đốc, kế toán trưởng và trưởng các phòng ban chức năng cần thảo luận và đi đến thống nhất về mô hình tổ chức KTQT và PTKD sao cho phù hợp với DN. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý, kiểm soát, tổ chức sắp xếp, điều chỉnh và hoàn thiện bộ máy quản lý, đảm bảo sự kết nối giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý của DN với nhau một cách chặt chẽ, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin KTQT và PTKD.

Thứ ba, trang bị kiến thức về kinh tế thị trường, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ kế toán, đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tế mới.

Cán bộ quản lý và kế toán cần nhận thức được ý nghĩa thiết thực của KTQT và PTKD trong công tác quản trị DN để chủ động thực hiện phần công việc của mình và thực hiện tốt sự phối hợp giữa các bộ phận khi cần thiết để cung cấp thông tin kịp thời cho việc lập các báo cáo KTQT và PTKD.

Hầu hết cán bộ quản lý, cán bộ kế toán trong các DNNN đều được đào tạo từ lâu (trừ rất ít DNNN mới thành lập) nên kiến thức về kinh tế thị trường nói chung, kiến thức về KTQT nói riêng còn nhiều hạn chế. Kiến thức về PTKD đã được đưa vào giảng dạy trong các trường đào tạo cán bộ kinh tế, kế toán từ rất lâu, nhưng do cơ chế kế hoạch hóa tập trung kéo dài không đòi hỏi các DNNN sử dụng (do họ không nhận thức hết sự cần thiết của PTKD), nên mai một dần hoặc đã trở nên lạc hậu.

Do vậy, việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức KTQT và PTKD là rất cần thiết và cần được quan tâm chú ý đúng mức nhằm tạo cho cán bộ quản lý, cán bộ kế toán một cung cách quản lý kinh doanh hiện đại, gắn hoạt động của DN với thị trường.

Thứ tư, tổ chức bộ máy kế toán hợp lý và hoạt động tốt.

Phải sắp xếp, phân công công việc cho các nhân viên kế toán một cách cụ thể, sắp xếp lại trình tự, nội dung công việc, quy định rõ ràng phần việc KTTC, KTQT và PTKD cho từng nhân viên kế toán.

Về cơ bản không xáo trộn cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán nhưng phải tuỳ theo trình độ, khả năng nghiệp vụ chuyên môn của từng nhân viên kế toán để phân công công việc cho phù hợp, có thể phải thực hiện kèm cặp thêm cho những nhânviên có trình độ nghiệp vụ non kém (chưa giao hẳn phần việc KTQT và PTKD), nhằm đảm bảo chất lượng thông tin KTQT và PTKD.

Thứ năm, Giám đốc, kế toán trưởng và trưởng các phòng ban chức năng cần thảo luận để xác định hệ thống chỉ tiêu cần thiết cho quản trị DN mình. Qua đó xây dựng hệ thống báo cáo KTQT và PTKD phù hợp, phân công cụ thể cho từng bộ phận chức năng phải cung cấp thông tin gì cho việc lập báo cáo KTQT và PTKD. Phải xây dựng được mối quan hệ giữa các bộ phận sao cho thông tin đầu vào, đầu ra phù hợp, không để hiện tượng cung cấp thông tin trùng lặp (dư thừa) gây tốn kém thời gian, chi phí hay "loãng tin", cũng không để hiện tượng cung cấp thiếu hoặc cung cấp thông tin không kịp thời cho việc ra quyết định quản lý.

Khi hoạt động SXKD của DN có sự biến động thì phải thay đổi, bổ sung các chỉ tiêu vào thông tin cần cung cấp, tức là đặt ra yêu cầu cụ thể cho KTQT và PTKD để tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho phù hợp, tránh cung cấp thông tin không thích hợp, thông tin lạc hậu.

Thứ sáu, Thực hiện phân chia chi phí, doanh thu và kết quả theo nhiều cách phân loại khác nhau, tạo điều kiện cho KTQT và PTKD tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin chi tiết cụ thể theo yêu cầu thông tin mà nha quản trị đặt ra.

Thứ bảy, Chú ý xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp làm cơ sở cho việc lập dự toán (kế hoạch) các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phản ánh các mặt hoạt động SXKD của DN. Hệ thống kế hoạch (dự toán) khoa học và hợp lý là cơ sở để KTQT thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin đồng thời là căn cứ để PTKD đánh giá cụ thể kết quả thực hiện các chỉ tiêu, xu hướng phát triển của chúng... để có giải pháp phù hợp.

Thứ tám, tổ chức ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán, khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống máy tính đã trang bị.

Phần lớn các DNNN hiện nay đã trang bị máy vi tính cho phòng kế toán và các phòng ban chức năng. Nhưng việc khai thác sử dụng máy vi tính còn rất hạn chế. Nhiều DNNN chỉ sử dụng máy tính như một công cụ để tính toán, lập bảng biểu mà không khai thác hết công dụng của nó. Cần phải có biện pháp khai thác có hiệu quả tính năng tác dụng của máy vi tính. Doanh nghiệp cần đầu tư cài đặt phần mềm kế toán và quản trị dữ liệu phù hợp. Nếu phần mềm kế toán hiện tại đang sử dụng không đáp ứng được yêu cầu thì cần phải sửa đổi hoặc thay thế cho phù hợp.

Phần mềm kế toán ứng dụng phải đảm bảo dễ sử dụng, Việt hóa, an toàn bảo mật số liệu, dễ mở rộng, có khả năng phát triển và kết nối với các hệ thông tin khác trong DN.

Khi sử dụng các phần mềm, cần căn cứ vào yêu cầu thông tin đặt ra cho KTQT và PTKD mà thiết kế hệ thống các báo cáo đầu ra của hệ thống, xây dựng hệ thống mã, xây dựng chu trình KTQT và PTKD trên máy tính và thiết kế cơ sở dữ liệu. Cần lập các chương trình KTQT và PTKD trên máy, nạp yêu cầu kết xuất thông tin cụ thể cho từng bộ

phận (từng phân hệ) thông tin KTQT và PTKD, ví dụ nguyên vật liệu, TSCĐ, lao động tiền lương, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, thành phẩm, hàng hóa và tiêu thụ, doanh thu và kết quả, lập dự toán...).

Thứ chín, củng cố và hoàn thiện các tổ chức Đảng, Đoàn, Công đoàn trong DN. Một khác biệt cơ bản giữa DNNN và DN thuộc các thành phần kinh tế khác là cơ chế quản lý và chế độ sở hữu tài sản. Những người lao động trong DNNN không chỉ là người thực thi những phần việc của mình để hưởng lương (làm công ăn lương) mà còn có quyền và trách nhiệm bảo vệ tài sản của DN vì họ cũng là người chủ trong DNNN. Phải làm cho họ nhận thức được rằng tiền vốn và kinh phí của Nhà nước trong DNNN cũng chính là do họ đóng góp tạo nên.

Do vậy, cần phát huy tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên trong DNNN trong hoạt động SXKD thông qua các tổ chức Đảng, Đoàn, Công đoàn trong DN.

Những ý kiến đóng góp của những người cán bộ công nhân viên tích cực, tâm huyết sẽ cung cấp thêm cho KTQT và PTKD nguồn tài liệu phong phú cho việc giải thích nguyên nhân và kết quả hoạt động SXKD của DN trong kỳ, làm cho thông tin KTQT và PTKD trở nên hữu ích, thiết thực hơn cho quản trị DN.

* * *

Tóm lại, từ cơ sở lý luận đã trình bày trong chương 1 và thực trạng tổ chức KTQT và PTKD trong DNNN đã trình bày trong chương 2, kết hợp xem xét đến xu hướng phát triển của công tác KTQT và PTKD trong DN Việt Nam nói chung, DNNN nói riêng, luận án đã khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức KTQT và PTKD trong các DNNN Việt Nam. Luận án đã nêu và phân tích các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản đối với việc hoàn thiện tổ chức KTQT và PTKD trong DNNN. Từ đó, luận án đưa ra những nội dung cơ bản hoàn thiện tổ chức KTQT và PTKD trong DNNN hiện nay là:

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán trong DNNN đảm bảo thực hiện KTQT.

- Hoàn thiện tổ chức phân công thực hiện công việc PTKD. - Hoàn thiện tổ chức công tác PTKD.

- Hoàn thiện tổ chức quản lý và sử dụng thông tin KTQT và PTKD.

Đồng thời luận án đã đưa ra các điều kiện (giải pháp) cơ bản nhằm hoàn thiện tổ chức KTQT và PTKD trong các DNNN Việt Nam hiện nay.

Kết luận

Nước ta đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những đổi thay đáng phấn khởi, những cơ hội phát triển, các DN Việt Nam nói chung, các DNNN Việt Nam nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Từ một nền kinh tế bao cấp sang cơ chế mới, chịu sự điều chỉnh của các quy luật kinh tế thị trường, đòi hỏi các DN phải thực sự chuyển biến về mọi mặt, trước hết phải đổi mới các công cụ quản lý kinh tế, trong đó có KTQT và PTKD.

Với mong muốn bổ sung thêm những vấn đề lý luận về KTQT và PTKD, góp phần giúp các DNNN Việt Nam nhận thức đúng đắn về vai trò, chức năng của KTQT và PTKD, vận dụng để tổ chức KTQT và PTKD, tác giả đã nghiên cứu để thực hiện luận án về đề tài: "Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước".

Theo mục đích đặt ra, luận án đã thực hiện được những nội dung cơ bản sau: 1. Luận án đã nêu và phân tích cơ sở lý luận về tổ chức KTQT và PTKD trong DN, ưu nhược điểm của từng mô hình tổ chức, từ đó rút ra mô hình phù hợp với các DNNN Việt Nam hiện nay.

2. Luận án đã phân tích thực trạng tổ chức KTQT và PTKD trong các DNNN Việt Nam hiện nay.

- Phân tích vị trí, vai trò và yêu cầu quản lý đối với DNNN.

- Phân tích biểu hiện của KTQT và PTKD trong chế độ kế toán và các văn bản pháp quy của nước ta.

- Khảo sát thực tế, phân tích thực trạng quản lý nói chung, tổ chức KTQT và PTKD nói riêng trong DNNN, từ đó đánh giá ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

3. Luận án đã nêu rõ sự cần thiết, yêu cầu, nguyên tắc cơ bản và nội dung hoàn thiện tổ chức KTQT và PTKD trong các DNNN, đồng thời nêu ra những điều kiện để thực hiện được các nội dung hoàn thiện đó.

Những nội dung trình bày trên đã đáp ứng về cơ bản những yêu cầu, mục đích nghiên cứu đặt ra.

Luận án đã được hoàn thành nhờ nghiên cứu tài liệu liên quan của nhiều tác giả được công bố trên các tạp chí, sách báo đã xuất bản, đồng thời cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu, tận tình của thầy hướng dẫn, của các đồng nghiệp và các cán bộ quản lý, kế toán trong các DNNN mà tác giả đã tiếp xúc, trao đổi trực tiếp.

Vấn đề nghiên cứu còn đang tồn tại nhiều quan điểm về lý luận, chưa được quan tâm vận dụng đúng mức trong thực tiễn, cộng với kinh nghiệm, khả năng còn hạn chế của tác giả, luận án không tránh khỏi những khiếm khuyết, tồn tại. Tác giả rất mong nhận được những góp ý, chỉ dẫn của các chuyên gia và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài.

Qua luận án, tác giả hy vọng được đóng góp phần mình vào việc hoàn thiện tổ chức KTQT và PTKD trong các DNNN Việt Nam.

Mục lục

Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng biểu

Chương 1: Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán quản trị và phân tích

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước doc (Trang 166 - 173)