Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doan hở Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô cũ)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước doc (Trang 90 - 92)

b) Thực trạng tổ chức thực hiện qui trình phân tích

2.4.1. Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doan hở Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô cũ)

chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô cũ)

Liên Xô là nước Đông Âu có nền kinh tế phát triển nhanh trong khối các nước XHCN. Tuy có những chuyển hướng về chính trị, nhưng nền kinh tế có những bước phát triển rất nhanh và hiện nay vẫn là đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới. Công tác quản lý kinh tế ở trình độ cao.

* Trước đây, khi còn là nước XHCN, hệ thống kế toán của Liên Xô tuy chưa tách bạch KTTC và KTQT, nhưng tổ chức công tác kế toán có nhiều ưu điểm, đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý của Nhà nước cũng như quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh trong nội bộ DN, cụ thể:

+ Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu. Kế toán trưởng phụ trách chung. Các nhân viên kế toán được phân công nhiệm vụ phụ trách từng phần hành thực hiện kế toán tổng hợp và chi tiết. Định kỳ lập các báo cáo kế toán tổng hợp

gửi cho cơ quan quản lý cấp trên và các báo cáo kế toán chi tiết, các báo cáo kế toán tổng hợp khác để cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể cho kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động SXKD, tăng cường hạch toán nội bộ trong DN.

+ Tuy thực hiện quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung nhưng Nhà nước rất chú ý đến củng cố công tác quản lý và hạch toán kinh tế trong từng DN. Do vậy, công tác kế toán DN cũng rất chú trọng đến việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho quản lý nội bộ, tổ chức theo dõi chi tiết chi phí, doanh thu, kết quả đến từng bộ phận (phân xưởng, tổ đội). Đồng thời, các DN cũng rất quan tâm đến độ tin cậy của số liệu kế toán nên quy định thực hiện kiểm tra chứng từ kế toán rất chặt chẽ...

+ Các DN rất quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch làm cơ sở cho việc quản lý, kiểm soát chi phí, giá thành sản phẩm cũng như thực hiện phân tích kết quả hoạt động của từng bộ phận, toàn DN.

* Các DN rất chú trọng công tác PTKD. Đó là một trong những nguyên nhân giúp cho các DN phát triển mạnh mẽ và đúng hướng.

Thông thường, công tác PTKD được phân công cho các cán bộ công tác trong các phòng, các khâu quản lý của DN có nhiệm vụ xét duyệt và đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận (hay công việc) mà mình đảm nhiệm, thông qua số liệu hạch toán kế toán, thống kê và nghiệp vụ. Cán bộ kế toán thực hiện đánh giá tổng hợp toàn diện những thành quả mà DN đã đạt được, dựa trên số liệu, thông tin đã tập hợp được.

Việc phân công trách nhiệm phân tích cụ thể như sau:

(1) Phân tích tình hình (tiến độ) sản xuất: Do phòng (ban) thống kê kết hợp phòng kế toán thực hiện.

(2) Phân tích tình hình quản lý, sử dụng, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất do bộ phận phục vụ kỹ thuật hoặc phòng điều động xe máy đảm nhiệm.

(3) Phân tích tình hình tổ chức lao động, tiền lương: Do phòng lao động tiền lương đảm nhiệm.

(4) Lập báo cáo phân tích tổng hợp: Phòng kế toán tài vụ kết hợp phòng kế hoạch thực hiện.

Tài liệu sử dụng phân tích: Tài liệu thực tế, kế hoạch, hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật - tài chính, các biên bản... Thực hiện kiểm tra tài liệu (nội dung, mẫu biểu...) trước khi tiến hành phân tích.

Tiến hành phân tích: Thường sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch.

Kết quả phân tích thường được thiết kế các bảng phân tích và các bảng giải thích thêm, chỉ rõ nguyên nhân biến động, những tồn tại và hướng khắc phục, cải tiến công tác quản lý. Các báo cáo phân tích thường được trình bày ngắn gọn một số chỉ tiêu chủ yếu cần chú ý.

Kết quả phân tích được thông báo đến từng bộ phận sản xuất, đến từng người có liên quan đến vấn đề phân tích, động viên những tập thể cá nhân điển hình, chỉ rõ những tồn tại, thiếu sót của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình SXKD, trên cơ sở đó khắc phục tồn tại, phát huy ưu điểm nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động SXKD của DN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước doc (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)