b) Thực trạng tổ chức thực hiện qui trình phân tích
2.4.2. Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doan hở Cộng hòa Pháp
Là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển từ lâu đời, trình độ tổ chức quản lý kinh tế nói chung, trình độ tổ chức công tác kế toán và phân tích nói riêng ở nước Cộng hòa Pháp đã phát triển ở mức độ cao, thuộc vào các nước tiên tiến hiện đại hàng đầu thế giới.
* Đặc trưng cơ bản của mô hình kế toán của Cộng hòa Pháp là mô hình kế toán tĩnh, nên tổ chức kế toán có những đặc điểm khác biệt với mô hình kế toán động, cụ thể:
+ Hệ thống kế toán bao gồm kế toán tổng quát (kế toán tài chính, và kế toán phân tích (kế toán quản trị). Kế toán tổng quát và kế toán phân tích được tổ chức tách rời nhau,
độc lập tương đối. Kế toán phân tích được tổ chức thành bộ máy riêng (phòng hoặc bộ phận tùy theo quy mô của DN).
+ Kế toán phân tích sử dụng hệ thống tài khoản riêng, sổ kế toán và báo cáo kế toán riêng. Tài khoản sử dụng trong kế toán phân tích là tài khoản loại 9 (từ 90 đến 98), trong từng tài khoản được chi tiết theo yêu cầu quản lý, đến 3 chữ số (ví dụ 903...) hoặc 4 chữ số (9031...). Các nghiệp vụ kinh tế được phản ánh vào các tài khoản loại 9 theo những tiêu chuẩn riêng nhằm phản ánh chi phí, thu nhập và kết quả của từng hoạt động SXKD của đơn vị theo từng sản phẩm, dịch vụ.
+ Kế toán phân tích đặt trọng tâm xử lý và cung cấp thông tin về chi phí, thu nhập và kết quả của từng hoạt động SXKD của đơn vị theo từng sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể, kế toán phân tích thực hiện các nhiệm vụ (mục tiêu) sau:
- Xác định được chi phí sản xuất, giá thành và kết quả của từng trung tâm, từng loại sản phẩm, dịch vụ.
- Cung cấp thông tin về tình hình dự trữ SXKD, tình hình công nhân SXKD (số lượng, thời gian, tiền lương và an sinh xã hội), tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ của DN trong kỳ.
- Thực hiện phân loại và phân tích chi phí sản xuất (phân tích các loại giá phí theo phạm vi áp dụng, theo nội dung, theo thời điểm tính toán), phân tích giá thành sản phẩm và dịch vụ, phân tích chi phí, doanh thu và kết quả, phân tích điểm hòa vốn... nhằm xác định những nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch giữa kết quả thực tế với dự toán, phân tích diễn tiến của giá thành v.v... giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định quản lý uốn nắn sai lệch
một cách
kịp thời.
- Lập dự toán chi phí, doanh thu và kết quả của từng trung tâm, từng sản phẩm, dịch vụ và các dự toán SXKD khác (cho tất cả các mục tiêu hoạt động) làm căn cứ để lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch SXKD.
Như vậy, kế toán phân tích của Cộng hòa Pháp thực hiện những nội dung tương tự như KTQT, nhằm cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra kiểm soát chi phí, lập dự toán chi phí và các loại dự toán khác.
* Các DN tổ chức PTKD theo mô hình kết hợp PTKD ở các bộ phận chức năng khác nhau (quản lý, sản xuất và thương mại) hay còn gọi là các trung tâm trách nhiệm. ở các DN có quy mô nhỏ, cơ cấu tổ chức đơn giản thường bao gồm 3 trung tâm (bộ phận) là hành chính quản trị, kỹ thuật và thương mại. ở các DN có quy mô lớn, bộ máy tổ chức phức tạp hơn bao gồm: hành chính tổng hợp, quản trị tài chính, quản lý nhân sự, quản lý vật tư, quản lý nhà cửa, quản lý dụng cụ cung cấp nội bộ, nghiên cứu phát triển, sản xuất, phân phối và quản lý các chi phí khác. Các trung tâm vừa là trung tâm trách nhiệm vừa là trung tâm chi phí nên thường thực hiện phân tích kết quả hoạt động của mình trong mối liên hệ với việc quản lý chi phí (theo chi phí định mức hay còn gọi là chi phí chuẩn).
Nội dung PTKD trong các DN rất phong phú và đa dạng. Bộ phận kế toán tổng quát phân tích tình hình tài chính, khả năng huy động vốn, đầu tư, khả năng trả nợ và thanh toán... Bộ phận kế toán phân tích chú trọng phân tích chi phí, giá thành theo các cách phân loại, phân tích điểm hòa vốn... Bộ phận quản lý nhân sự phân tích tình hình tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, thưởng phạt... Bộ phận quản lý vật tư phân tích tình hình dự trữ, quản lý vật tư v.v... Thông thường công việc PTKD được trợ giúp bởi các phần mềm thích hợp và sử dụng rộng rãi các phương pháp toán trong PTKD, đặc biệt đối với phân tích dự báo.