Thực trạng tổ chức phân tích kinh doanh trong Doanh nghiệp nhà nước 1 Quy định hiện hành về tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước doc (Trang 76 - 78)

d) Kết thúc phân tích

2.3. Thực trạng tổ chức phân tích kinh doanh trong Doanh nghiệp nhà nước 1 Quy định hiện hành về tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh

2.3.1. Quy định hiện hành về tổ chức phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác PTKD trong các DNNN và luôn nhắc nhở lãnh đạo các đơn vị chú trọng công tác PTKD trong DN, thông qua văn bản, nghị quyết của Đảng và Chính phủ.

Nghị quyết lần thứ 7 của Trung ương Đảng về kế hoạch 5 năm lần I đã ghi rõ: "Giám đốc các xí nghiệp phải làm tốt công tác phân tích hoạt động kinh tế và kết quả tài vụ,

phát hiện những khả năng tiềm tàng và định rõ những biện pháp có hiệu lực để đẩy mạnh mọi hoạt động kinh tế của xí nghiệp" [89].

Nghị quyết 51/CP ngày 4/4/1969 của Hội đồng Chính phủ qui định: "Thủ trưởng các ngành, các xí nghiệp, công trường phải biết nắm tài chính để giám đốc sản xuất, đi sâu vào sản xuất để cải tiến quản lý tài chính, thực sự nắm và kiên quyết củng cố tổ chức tài vụ, kế toán, chủ trì phân tích hoạt động kinh tế theo định kỳ để cải tiến công tác quản lý giá thành..." [89].

Trong Điều 2, chương I Điều lệ tổ chức kế toán nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 25-HĐBT ngày 18-03-1989 của Hội đồng Bộ trưởng đã qui định nhiệm vụ của kế toán ngoài việc thu thập thông tin để cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD còn phải "kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch, phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế" [37].

Trong Điều 12, chương II, quy định các phần việc kế toán, điều lệ còn chỉ rõ: "...

nội dung công việc kế toán của mỗi phần hành bao gồm lập chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, kiểm tra và phân tích số liệu, tài liệu kế toán" [37].

Như vậy, trong văn bản pháp qui của Nhà nước Việt Nam về công tác kế toán đã qui định công việc kế toán bao gồm cả việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin (lập các báo cáo kế toán) và việc phân tích số liệu, tài liệu kế toán.

Trong Điều lệ kế toán trưởng xí nghiệp quốc doanh cũng qui định việc phân tích số liệu, tài liệu kế toán là trách nhiệm của cán bộ kế toán trong từng phần hành (từng phần việc) kế toán và người chịu trách nhiệm tổ chức PTKD trong DNNN là kế toán trưởng DN. Trong Điều 2, chương I - vị trí của kế toán trưởng, Điều lệ đã ghi rõ: "Kế toán trưởng xí nghiệp có chức năng giúp giám đốc xí nghiệp tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở xí nghiệp theo cơ chế quản lý mới" [36].

Kế toán trưởng không chỉ có trách nhiệm tổ chức và kiểm tra công tác kế toán mà còn phải giúp giám đốc tổ chức PTKD nhằm đánh giá đúng thực trạng về hoạt động và kết quả của

quá trình SXKD, phát hiện những lãng phí, những việc làm kém hiệu quả ảnh hưởng không tốt đến SXKD để khắc phục, cũng thấy rõ những điểm mạnh, những khả năng tiềm tàng cần được phát huy, khai thác, nhằm giúp giám đốc và những người có trách nhiệm liên quan đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, kịp thời.

Trong các chỉ thị, thông tư của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính trong các DNNN cũng luôn đề cập đến việc tổ chức PTKD trong DN, không chỉ phân tích các chỉ tiêu tổng hợp mà cần thiết phải phân tích tình hình sử dụng từng yếu tố của quá trình sản xuất. Thông tư số 76-TC/TCDN ngày 15/11/1996 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ quản lý doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ tại các DNNN có nêu:

Doanh nghiệp phải theo dõi, kiểm tra, tổ chức phân tích tình hình thực hiện mức tiêu hao vật tư thường xuyên và định kỳ để đề ra các biện pháp nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân sử dụng tiết kiệm vật tư và xử lý các trường hợp tiêu hao vật tư vượt định mức" và "phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, xác định rõ nguyên nhân tăng, giảm so với định mức và thực tế kỳ trước, kiến nghị biện pháp xử lý... [74].

Qua những qui định trên đã thể hiện Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác PTKD trong các DNNN và xác định đó là một công việc quan trọng mà cán bộ kế toán phải làm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước doc (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)