Tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước doc (Trang 26 - 28)

Theo trình bày ở mục 1.2, các DN Việt Nam hiện nay nên áp dụng mô hình tổ chức KTQT kết hợp với KTTC nên trong phần này, luận án chỉ tập trung trình bày nội dung tổ chức KTQT theo mô hình đó.

Theo mô hình kết hợp, KTTC và KTQT được thực hiện trong cùng phòng chức năng. Do vậy, phòng kế toán của DN bao gồm các bộ phận (phần hành) kế toán kết hợp thực hiện cả KTTC và KTQT. Nhân viên kế toán đảm nhận từng bộ phận đồng thời thực hiện cả công việc KTTC và KTQT. Công việc chủ yếu về KTTC của từng bộ phận ở các DN đều tương tự như nhau vì đều nhằm phục vụ cho việc lập các BCTC có nội dung thống nhất cho tất cả các DN. Còn công việc về KTQT của từng bộ phận sẽ khác nhau ở mỗi DN do trình độ và yêu cầu quản lý vi mô ở từng DN thường khác nhau. Tuy nhiên, về khái quát chung, có thể chỉ ra nhiệm vụ chủ yếu của các nhân viên kế toán trong từng phần hành kế toán, bao gồm cả công việc KTTC và KTQT, theo mô hình sau:

Bảng 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp

Kế toán trưởng Bộ phận tài chính kế toán vốn bằng Bộ phận kế toán TSCĐ, hàng tồn kho Bộ phận kế toán chi phí Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và Bộ phận kế toán tiêu thụ và xác định Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra Các nhân viên hạch

Chức trách, nhiệm vụ về KTTC và KTQT của từng bộ phận trong bộ máy kế toán của DN được thể hiện ở bảng 1.2.

Bảng 1.2: Chức trách, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán

Nhiệm vụ của từng bộ

phận trong phòng kế toán Công việc đảm nhiệm cụ thể

Phần việc kế toán tài chính Ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết làm cơ sở cho việc lập các chỉ tiêu liên quan trên BCTC

Phần việc kế toán quản trị

Lập các dự toán (kế hoạch), ghi chép số liệu chi tiết theo từng chỉ tiêu đã lập dự toán, phân tích số liệu để lập báo cáo KTQT cung cấp thông tin chi tiết về tình hình thực hiện các chỉ tiêu liên quan.

Bảng trên đây nêu lên những công việc cơ bản mà kế toán phải thực hiện trong từng bộ phận kế toán của DN. Tuy nhiên, những công việc cụ thể mà từng bộ phận kế toán phải làm giữa các DN không giống nhau. Do vậy, tùy theo yêu cầu về thông tin KTQT cần cung cấp cho yêu cầu quản trị DN, tùy hình thức kế toán cụ thể áp dụng ở từng DN, tùy số lượng và trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán ở DN... mà kế toán trưởng có thể phân công rõ ràng công việc cụ thể cho từng nhân viên, từng bộ phận trong phòng kế toán.

Do yêu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản trị DN trong từng thời kỳ, thời điểm có thể khác nhau nên nội dung KTQT trong từng phần hành, từng DN cũng luôn thay đổi cho phù hợp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước doc (Trang 26 - 28)