Đối với nhà nước, cơ quan chức năng và các trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước doc (Trang 163 - 166)

b) Thực trạng tổ chức thực hiện qui trình phân tích

3.4.1.Đối với nhà nước, cơ quan chức năng và các trường

Thứ nhất, Nhà nước cần quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm đối với những người quản lý trong DNNN, quy định rõ người chịu trách nhiệm cao nhất với tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNNN - Đó là giám đốc DN.

Thứ hai, Phải tạo ra những khuôn khổ pháp lý để các loại hình DN đều bình đẳng trong kinh doanh, thúc đẩy và khuyến khích các DN trong đó có DNNN hoạt động SXKD theo cơ chế thị trường có cạnh tranh lành mạnh, từ đó DNNN sẽ nhận thức đúng sự cần thiết phải tổ chức KTQT và PTKD để cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra quyết định quản lý phù hợp để ứng phó với thị trường luôn biến động.

Thứ ba, Để thực hiện nâng cao tính chủ động cho giám đốc DNNN, nhà nước chỉ nên đánh giá kết quả của DNNN tập trung vào 3 chỉ tiêu chính:

- Thu nhập của người lao động. - Lợi nhuận.

- Các khoản nộp ngân sách nhà nước.

Trong đó cần xác định hợp lý mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu lợi nhuận và thu nhập của người lao động đối với từng loại hình, quy mô DN để khuyến khích DN nâng cao lợi nhận. (Tuy nhiên, kết qủa hoạt động SXKD của DN phải được dựa trên những BCTC đã kiểm toán độc lập).

Đồng thời nhà nước cần có cơ chế tài chính minh bạch và thỏa đáng về quyền lợi và trách nhiệm vật chất của giám đốc và cán bộ quản lý DN đối với kết quả hoạt động SXKD của DN, chẳng hạn thưởng 10% lợi nhuận sau thuế đối với những DNNN làm ăn có lãi, vượt mức kế hoạch (và thưởng lũy tiến). Bãi miễn chức vụ giám đốc và yêu cầu bồi thường vật chất đối với những giám đốc thiếu trách nhiệm làm DN thua lỗ. Hoặc có cơ chế

thi tuyển, thuê giám đốc một cách khách quan, coi giám đốc như một nghề nghiệp cần luôn được nâng cao tay nghề, cũng như đội ngũ cán bộ quản lý trong DN.

Khi giám đốc và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ nhận thức đúng hơn về sự cần thiết của KTQT và PTKD đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý và SXKD trong DN. (Không ít giám đốc hiện nay không có nhu cầu về thông tin KTQT và PTKD).

Thứ tư, Nhà nước cần tạo dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho công việc và nghề kế toán phát triển bằng hệ thống văn bản pháp quy về những yêu cầu cơ bản đối với kế toán viên trong các DN nói chung, DNNN nói riêng. Phải chỉ rõ cho họ thấy người cán bộ kế toán hiện nay phải biết thu nhận, xử lý và cung cấp thôngtin KTTC, KTQT và thực hiện phân tích số liệu kế toán đã thu thập được, kết hợp với các thông tin khác để tư vấn cho nhà quản trị trong việc ra các quyết định quản lý tối ưu.

Từ việc chuẩn hóa các yêu cầu của kế toán viên sẽ chi phối chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và trung học kinh tế có đào tạo chuyên ngành kế toán, trang bị kiến thức đầy đủ cho cán bộ kế toán, đồng thời cũng đòi hỏi người cán bộ kế toán phải tự học hỏi để đáp ứng theo yêu cầu kế toán viên.

Thứ năm, Nhà nước (trực tiếp là Bộ tài chính) có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình áp dụng KTQT và PTKD trong các DNNN. Do vậy Bộ tài chính cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

* Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu, các cuộc hội thảo của các chuyên gia kế toán đầu ngành trong nước, những chuyên viên kinh tế, giảng viên giàu kinh nghiệm trong các trường đào tạo kinh tế - tài chính - kế toán với sự trợ giúp của những chuyên gia nước ngoài để cơ bản thống nhất quan điểm, nhận thức về KTQT và PTKD cho các loại hình DN để các DNNN có thể lựa chọn vận dụng một cách phù hợp. Trước mắt, cần nhanh chóng triển khai thực hiện đề án đào tạo chuyên gia kế toán, kiểm toán đã được dự án kế toán - kiểm toán EURO - TAPVIET đưa ra, trong đó có mảng về KTQT, nhằm nhân rộng trong các trường đào tạo cán bộ kế toán cũng như các cơ sở thực tiễn.

* Bộ Tài chính cần đưa ra các văn bản yêu cầu các DNNN, (đặc biệt các tổng công ty 90, 91 và các DNNN trực thuộc Tổng công ty) phải thực hiện tổ chức KTQT và PTKD một cách hệ thống. Đồng thời đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các DNNN trong việc tổ chức KTQT và PTKD để giúp các DNNN có phương hướng, mục tiêu cụ thể và thực hiện dễ dàng.

Đây là việc nên làm ngay vì Bộ tài chính có thể với tư cách là chủ sở hữu vốn trong các DNNN, cần phải có biện pháp trợ giúp các DNNN sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất.

* Cần tiếp tục duy trì và phát triển việc đào tạo kiến thức quản lý kinh tế - kế toán - tài chính cho đội ngũ giám đốc bằng nguồn vốn ngân sách như hiện nay, nhằm nâng cao năng lực quản lý và trình độ nhận thức về kinh tế thị trường và các công cụ quản lý DN trong cơ chế thị trường, trong đó có KTQT và PTKD. Từ đó, các giám đốc DN sẽ quan tâm hơn nữa đến việc tổ chức KTQT và PTKD trong DN.

Thứ sáu, Các trường đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, đặc biệt chuyên ngành kế toán cần tăng cường đào tạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện KTQT và PTKD cho các DN theo hướng kết hợp lý luận và thực tiễn qua các dịch vụ tư vấn, các đề tài nghiên cứu, mở các lớp bồi dưỡng cán bộ kế toán về KTQT và PTKD v.v... Đồng thời, phải đưa môn học KTQT và PTKD thành môn học bắt buộc, môn học chuyên ngành đối với ngành học kế toán.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính hay Hội kế toán Việt Nam, trực tiếp chủ trì biên soạn tài liệu hoặc tư vấn cho các trường về những nội dung cơ bản trong đào tạovề KTQT và PTKD nhằm trang bị cho cán bộ kế toán những kiến thức cần thiết về KTQT và PTKD để có thể cùng hợp tác khi cán bộ kế toán, tài chính đào tạo từ các trường khác nhau cùng về làm việc trong một DNNN.

Thứ bẩy, các Bộ, Ngành, Tổng công ty cần tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu kết hợp lý luận và thực tiễn để đưa ra mô hình tổ chức KTQT và PTKD phù hợp để hướng dẫn cho các DN trực thuộc. Chủ động tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp bồi dưỡng về

KTQT và PTKD cho cán bộ quản lý, cán bộ kế toán. Tổ chức tham quan, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị trong và ngoài nước.

Thứ tám, tăng cường quy chế dân chủ ở cơ sở trong các DNNN sẽ tạo điều kiện cho mọi người lao động trong DN tham gia đóng góp ý kiến về những tồn tại của DN, đó cũng là nguồn thông tin trợ giúp cho KTQT và PTKD trong việc giải trình nguyên nhân cho nhà quản trị.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước doc (Trang 163 - 166)