V. Xác định đối tượng phải bồi thường thiệt hại về môi trường
29 Báo cáo tổng hợp Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chế định pháp luật về bồi thường thiệt hại về mô
Một là, các phương pháp đánh giá thiệt hại về vật chất: Có thể chia các phương pháp đánh giá thiệt hại vật chất (tác động tiêu cực về mặt xã hội như
tăng tỷ lệ bệnh tật) thành 3 nhóm: i) triệt tiêu các yếu tố không liên quan đến ô nhiễm; ii) phương pháp các mối liên kết kinh nghiệm; và iii) phương pháp kết hợp các mối liên kết kinh nghiệm.
(i) Phương pháp triệt tiêu các yếu tố không liên quan đến ô nhiễm:
Phương pháp này dựa vào việc lựa chọn vùng đối chứng với các tiêu chí (chỉ
số) không liên quan đến ô nhiễm hoàn toàn giống nhau giữa vùng đối chứng và một vùng khác. Nói cách khác, sự khác biệt giữa hai vùng chỉ là sự khác nhau về mức độ ô nhiễm. Ví dụ, để tính tỷ lệ bệnh tật do ô nhiễm một vùng, cần phải chọn vùng đối chứng có các yếu tố xã hội tương tự như tỷ lệ dịch vụ y tế, thành phần nhân khẩu học, khí hậụ.. và kết quả so sánh giữa hai vùng là sự biến đổi tỷ lệ bệnh tật ở vùng bị ô nhiễm. ∆Y = Y(K)/2Y Trong đó: ∆Y - Chỉ số biến đổi hiện trạng của vùng bị ô nhiễm 2 Y - Hiện trạng vùng bị ô nhiễm Y(K) - Hiện trạng vùng đối chứng.
Công thức trên cho ta giá trị tuyệt đối về tỷ lệ bệnh tật thấp ở vùng đối chứng và tỷ lệ bệnh tật cao ở vùng bị ô nhiễm. Mặc dù vậy, phương pháp này chưa hoàn hảo vì khó xác định các vùng được so sánh cũng như còn có một số
giả định do có nhiều yếu tố liên kết với nhaụ Tuy nhiên, khiếm khuyết này có thể khắc phục bằng các phương pháp thống kê phân loại đa chiều khi chúng ta cân nhắc N vùng (chứ không chỉ 2 vùng) với M yếu tố (không tính các yếu tố ô nhiễm). Trong trường hợp này, có thể coi mỗi vùng là một chấm đen trong không gian M chiều và có thể trình bày mọi thông tin bằng một ma trận.
{ Xij }[i= 1,N; J=1,M]
Trong đó: Xij - Yếu tố j của vùng ị
Mặc dù phương pháp triệt tiêu các yếu tố có vẻ đơn giản và hấp dẫn, nhưng chỉ có thể áp dụng trong tính toán thiệt hại về môi trường dưới các điều kiện vật chất.
(ii) Phương pháp các mối liên kết kinh nghiệm: Phương pháp này dựa trên phân tích hồi quy và tạo ra các mối liên kết xác xuất giữa hiện trạng vùng nhận ô nhiễm và mức độ ô nhiễm có các yếu tố khác cốđịnh. Y = f (X,Z) Trong đó: Y- Chỉ số vùng lõi (thu hoạch, tỷ lệ bệnh tật); X- Vec-tơ của các yếu tố khác; và Z- Vec-tơ mức ô nhiễm
Trên thực tế, khó có thể có được các mối liên kết đáng tin cậy do thiếu hoặc không có các thông tin nền. Có một cách để khắc phục vấn đề này là giảm bớt số lượng các yếu tố bằng cách ta thay vectơ mức ô nhiễm bằng chỉ
số (index) tổng ô nhiễm.
(iii) Phương pháp kết hợp các mối liên kết kinh nghiệm: Công thức để áp dụng phương pháp này là:
∆Y = Χ(Z)
Trong đó:
Χ(Z) là hàm của các mối liên kết giữa thiệt hại về mặt vật chất với các yếu tố mức ô nhiễm.
Ưu điểm của phương pháp này là không cần nhiều thông tin nền để so sánh nhưng vẫn có được các mối liên kết đáng tin cậỵ
Hai là, các phương pháp đánh giá kinh tếđối với thiệt hại về môi trường: Liên quan đến ô nhiễm môi trường có 2 loại chi phí: chi phí phòng ngừa và chi phí bồi thường. Nếu dựa vào chi phí phòng ngừa thì dễ tính thiệt hại kinh tế vì chỉ cần bổ sung các khoản đầu tư cần thiết để phòng ngừa tác động tiêu cực nào đó.
Đánh giá kinh tế một thiệt hại về môi trường dựa trên chi phí bồi thường
được tính bằng tổng các thiệt hại gây ra cho các đối tượng chịu ô nhiễm như
người dân, nhà cửa, nền kinh tế địa phương, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, các địa điểm giải trí... Đồng thời cũng cần cân nhắc đến các chi phí
đền bù ô nhiễm thứ cấp (secondary pollution compensation costs).
Từ những kinh nghiệm nêu trên cho thấy, quá trình đánh giá các thiệt hại về môi trường cần cân nhắc đến các yếu tố sau: i) Không gian và thời gian
(tức là phải đặc trưng được “khung cảnh” môi trường bị thiệt hại); ii) (Các) sản phẩm ô nhiễm (pollutants) tạo ra từ quá trình gây ra thiệt hại; xác định rõ các thuộc tính vật lý, hoá học và độc tố học sinh thái của sự cố gây thiệt hại;
iii) Lượng (tức khối lượng các sản phẩm ô nhiễm phát tán ra môi trường)30, và
iv) Tác động tiềm tàng của các sản phẩm ô nhiễm đối với các thành phần của các hệ sinh thái (gây ốm đau, bệnh tật cho người, gia súc, hay làm cho các loài bị rủi ro)...
Như vậy, có thể đánh giá kinh tế các thiệt hại về môi trường bằng nhiều phương pháp khác nhaụ Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm. Tuy nhiên, để lựa chọn phương pháp nào cần phải tiếp tục được phân tích,
30 Tuy nhiên, cần có sự phân biệt “giá trị chứng minh” của các yếu tố. Ví dụ, trong một số trường hợp yếu tố“phạm vi ảnh hưởng” lại có giá trị chứng minh (để xác định được lượng thiệt hại) nhiều hơn là khối lượng “phạm vi ảnh hưởng” lại có giá trị chứng minh (để xác định được lượng thiệt hại) nhiều hơn là khối lượng sản phẩm ô nhiễm phát tán ra môi trường. Ví dụ vụ ô nhiễm hóa chất ở một sông của Trung Quốc vừa qua, có thể dễ dàng xác định khối lượng hóa chất rò rỉ, tuy nhiên phạm vị vùng ảnh hưởng của nó, mức ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận, các thiệt hại của cộng đồng trong vùng ảnh hưởng, ... sẽ là rất quan trọng để tính toán
nghiên cứu thêm cho phù hợp với các điều kiện trong nước và năng lực của các cơ quan, đối tác liên quan.
IIỊ Quan niệm của các nước về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
môi trường
Với 19 nước được điều tra, nghiên cứu, gồm: Mỹ, Úc, Đan mạch, Bỉ, Fần lan, Hi lạp, Pháp, Iceland, Đức, Ireland, Ý, Lucxambua, Hà lan, Nauy, Tây ban nha, Bồ đào nha, Thụy sĩ, Thụy điển, Anh, kết quả cho thấy, nhiều quốc gia gọi trách nhiệm về bồi thường thiệt hại về môi trường là “trách nhiệm pháp lý dân sư", nghĩa là trách nhiệm đối với môi trường theo các quy định của luật tư. Tuy nhiên, ở những nước này bên cạnh trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự cũng được quan tâm hết sức sâu sắc để
cung cấp một nhìn tổng thể về trách nhiệm môi trường ở mọi lĩnh vực.
Tất cả các quốc gia được xem xét nêu trên có một hình thức của trách nhiệm pháp lý dân sự kinh điển dựa trên nguyên tắc cơ bản là ở đâu một người là nguyên nhân làm thiệt hại cho người khác với các mức độ khác nhau của lỗi (thường là lỗi cẩu thả) thì thiệt hại phải được bồi thường. Nguyên tắc này được nhấn mạnh không chỉ là một phần của bộ luật dân sự mà còn là một phần của luật chung được phát triển qua các luật án lệ hoặc qua các luật thành văn. Hệ thống trách nhiệm pháp lý dân sự kinh điển trong một số quốc gia đã phát triển thành hình thức chính thức của trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt
đối với thiệt hại môi trường. Ví dụ, hành động nguy hiểm phải chịu trách nhiệm. Một vài quốc gia đã ban hành những đạo luật riêng quy định về bồi thường tổn hại gây nên cho môi trường. Quốc gia đầu tiên tiến hành việc này là Thụy sĩ và Nauỵ Đáng kể hơn là các quốc gia Scandinavian giờ đây cũng
đã ban hành những văn bản luật về bồi thường dân sự môi trường. Trong số đó, Đức và Úc cũng ban hành một luật có nội dung chính là về công ước Lugano về trách nhiệm pháp lý dân sự đối với thiệt hại là kết quả từ các hành
vi nguy hiểm đối với môi trường 1993. Một số đạo luật đang hiện hành và kinh nghiệm của chúng trong việc áp dụng là rất hạn chế. Một vài đạo luật chỉ được áp dụng đối với hoạt động công nghiệp hoặc cài đặt. Ví dụ, luật pháp
Đan Mạch và Đức đều quy định một danh mục các ngành, lĩnh vực công nghiệp áp dụng luật. Ngược lại, luật pháp Thụy điển hay Fần Lan lại áp dụng cho bất cứ hoạt động nào là nguyên nhân gây thiệt hại cho môi trường.
Tại các nước nêu trên31, bồi thường thiệt hại môi trường được xác định là một dạng trách nhiệm pháp lý dân sự32
, trong đó bao gồm 4 khoản:
i) Chi phí cho các biện pháp phòng ngừa (gồm chi phí cho việc sử dụng các biện pháp hợp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế các thiệt hại môi trường trước, trong và sau khi xảy ra sự cố môi trường, tại nơi có thiệt hại hoặc nơi có nguy cơ thiệt hại);
ii) Chi phí cho việc làm sạch và khôi phục (gồm: Chi phí trả cho các biện pháp được sử dụng nhằm hạn chế hoặc làm giảm các tác động bất lợi do thiệt hại môi trường gây ra và chi phí trả cho các biện pháp được sử dụng nhằm khôi phục lại các điều kiện, các đặc tính của môi trường trước khi thiệt hại xảy ra);
iii) Bồi thường cho thiệt hại môi trường thuần túy (bồi thường cho việc làm “giảm giá trị của môi trường” tức là làm mất đi giá trị của môi trường đối với cộng đồng. Mất mát này có thể xảy ra do việc giảm đáng kể hoặc toàn bộ
giá trị của môi trường; các đặc tính mà môi trường cung cấp cho cộng đồng, cho toàn thể xã hội cũng như cho một sốđối tượng cụ thể tại cộng đồng);
iv) Bồi thường giá trị về mặt kinh tế giảm sút.
Theo các quy tắc chung của luật pháp quốc tế thì việc bồi thường trước hết là khắc phục mọi hậu quả của hành vi sai trái và phải khôi phục môi
31
Kinh nghiệm của Hiệp hội Môi trường Đông-Nam Canada trong việc bồi thường thiệt hại về môi trường. 32 Study of Civil Liability Systems for Remedying Environmental Damagẹ
trường lại tình trạng trước khi có hành vi sai tráị Việc bồi thường này được thực hiện bằng đền bù hiện vật, bồi thường tương đương thoả đáng đảm bảo không lặp lại hành vi sai tráị
Việc khôi phục hay thay thế vì vậy là hình thức bồi thường tốt nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc khôi phục y nguyên cũng có thể thực hiện
được một cách hợp lý. “Việc tái tạo y nguyên là không thể. Không thể thay thế được các giống loài đã bị tuyệt chủng. Các chất gây ô nhiễm thải vào không khí hoặc nguồn nước rất khó thu hồi lạị Tuy nhiên, xuất phát từ quan
điểm môi trường, cần phải đặt ra mục tiêu làm sạch hoặc khôi phục, đưa môi trường trở về trạng thái, nếu không giống y nguyên như nó đã tồn tại trước khi thiệt hại xảy ra, thì ít nhất cũng phải giữ được những chức năng vốn có của môi trường. Thậm chí nếu việc khôi phục hoặc việc làm sạch môi trường, về mặt vật lý có thể làm được, thì cũng có thể không khả thi về mặt kinh tế. Ngoài ra, việc phục hồi môi trường trở lại trạng thái tồn tại trước khi thiệt hại xảy ra có thể dẫn đến những chi phí không cân xứng với kết quả mong muốn. Trong trường hợp như vậy có thể lập luận rằng việc khôi phục chỉ nên được thực hiện trong giới hạn các chi phí hợp lý có hiệu quả. Dù vậy, việc cân đối giữa các giá trị môi trường và giá trị kinh tế là việc làm đầy khó khăn”33.
Bên cạnh trách nhiệm dân sự, trách nhiệm pháp lý hành chính và hình sự được xem là những biện pháp bổ trợ hết sức hữu hiệụ Đối với phần lớn các quy
định của pháp luật về môi trường ở các quốc gia được xem xét, hai thuật ngữ số
lượng của quy định và biện pháp thực hiện, hoạt động qua Luật hành chính cái
được cung cấp bởi vi phạm hình sự liên quan đến phạt và/hoặc các biện pháp tù nơi mà các vi phạm nguyên tắc xảy rạ Trong vài quốc gia khác như Hà Lan, phạt hành chính là tương đối phổ biến. Một đặc điểm chung là việc sử dụng hệ
thống cấp phép hành chính, nhưng các quốc gia khác nhau có những điểm khác
nhau về sự phát triển hệ thống nàỵ Một vài quốc gia có một số lượng các văn bản hành chính và cơ quan hành chính nơi kiểm soát hoạt động công nghiệp hoặc các bộ phận môi trường. Hoạt động này thường diễn ra ở liên bang, khu vực hoặc quốc giạ Một vài quốc gia khác, lại quy định hệ thống kiểm soát của trung tâm - Cục bảo vệ môi trường nơi áp dụng kiểm soát trên hầu hết các bộ
phận môi trường và hầu hết các hoạt động công nghiệp trong sự liên kết với cơ
quan có thẩm quyền địa phương. Vương quốc Anh hiện tại đang trải qua (đang chuyển tiếp) từ cách tiếp cận cơ bản tới kiểm soát là chính theo tổ chức bảo vệ
môi trường mặc dù các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương có đủ khả năng.
Đan mạch thì có các cấu trúc qui định giống như vậy mặc dù chính quyền địa phương và hội đồng khu vực xuất hiện có quyền hạn liên quan tới chính quyền trung ương. Phần Lan hoạt động ở tổ chức môi trường trung ương với 13 đơn vị
môi trường khu vực riêng rẽ. Vi phạm hình sự tăng nhanh và các chế tài hành chính cũng vì thế mà nhanh chóng được bổ sung.