Chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hạị

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 122 - 123)

V. Xác định đối tượng phải bồi thường thiệt hại về môi trường

3.2. Chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hạị

- Đối với bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây nên, chủ

thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người (tổ chức, cá nhân) có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. (điểm d, điều 93 – Luật Bảo vệ môi trường).

- Đối với bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường, chia làm 2 trường hợp: + Trường hợp sự cố môi trường do tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, gây ô nhiễm, suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của con người, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người để xảy ra sự cố. Vậy người

để xảy ra sự cốđược xác định như thế nàỏ Thực tế cho thấy, những sự cố môi trường do tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người thường gắn liền với nguồn nguy hiểm cao độ. Nguồn nguy hiểm cao độ gồm các phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định (điều 623 Bộ

Luật Dân sự 2005). Các sự cố môi trường xảy ra trong thời gian qua như sự cố

tràn dầu, cháy, nổ, rò rỉ hoá chất là những ví dụ cho trường hợp nàỵ

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hoặc người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có lỗi (kể cả không có lỗi trong một số trường hợp) trong việc để xảy ra sự cố môi trường dẫn đến thiệt hại về môi trường, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của con ngườị

+ Trường hợp sự cố môi trường xảy ra do biến đổi thất thường của tự

nhiên dẫn tới thiệt hại thì không có chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hạị Tuy nhiên, để khắc phục các hậu quả xấu do thiên nhiên gây ra đối với môi trường và con người thì Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội nói chung, quản lý nhà nước về môi trường nói riêng, Nhà nước phải thực hiện các biện pháp ứng phó, khắc phục kịp thời sự cố môi trường, hỗ trợ, bù

đắp các thiệt hại đối với nhân dân, thực hiện các biện pháp đảm bảo ổn định

đời sống nhân dân. Trường hợp này Chính phủ, các bộ (và cấp tương đương), Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường (xem khoản 4, điều 93 Luật Bảo vệ môi trường 2005).

Lưu ý: Đây không phải là Nhà nước thực hiện trách nhiệm BTTH mà Nhà nước tổ chức các biện pháp khắc phục sự cố, hỗ trợ đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, ví dụ khi xảy ra sự cố bão, lũ lụt, động đất, Nhà nước thực hiện việc di dời người dân đến nơi an toàn, hỗ trợ lương thực, thuốc men, nhà cửa, vật dụng sinh hoạt… để góp phần bù đắp tổn thất, ổn định cuộc sống của người bị thiệt hại từ sự cố môi trường.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)