V. Xác định đối tượng phải bồi thường thiệt hại về môi trường
27 Luật bảo tồn New Zealand, ngày 31/3/1987 28 Điều 15 khoản 2 Luật liên bang Thụy sĩ về ngh ề cá.
tổn thất được bồi hoàn đối với cây cối bị hủy hoại). Theo phương pháp này, chi phí bồi thường thiệt hại môi trường bao gồm: i) Chi phí (giá mua) thay thế
cây mới; ii) Chi phí trồng và chăm sóc ban đầu; iii) Chi phí phòng chống cho cây khỏi bị nguy cơ bật gốc; iv) Chi phí chăm sóc thường xuyên; v) Tiền lãi từ những số tiền chi phí nêu trên theo quy tắc kế toán kinh doanh. Phương pháp này cũng được áp dụng phổ biến tại Bỉ.
Tại một số nước khác29, kinh nghiệm trong việc xác định các thiệt hại về
môi trường được đúc rút như sau:
- Tại Cộng hòa liên bang Ngạ Thiệt hại về kinh tế được định nghĩa là các khoản chi phí gia tăng do ô nhiễm quá mức gây ra đối với nền kinh tế
quốc gia và nhân dân. Việc xác định thiệt hại kinh tế do sự cố môi trường gây ra là một bài toán phức và đa ngành.
Chuỗi tính toán có tính lôgíc về thiệt hại kinh tế được viện nghiên cứu kinh tế thị trường, Viện hàn lâm khoa học Nga tiếp cận như sau: Phát thải các chất ô nhiễm nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường thiệt hại vật chất thiệt hại về kinh tế.
Có thể áp dụng các phương pháp tính toán khác nhau (dựa trên các thông tin đầu vào) đối với từng tiêu chí (indicator) của từng phần trong chuỗi tính toán
trên. Ví dụ, để tính “các mức phát thải- nồng độ các chất ô nhiễm” người ta áp dụng các phương pháp khí tượng, y học và sinh học; để tính “nồng độ- thiệt hại vật chất”, người ta áp dụng các phương pháp sinh- y, vật lý và xã hội học; để tạo mối liên kết “thiệt hại vật chất- thiệt hại kinh tế”, người ta sử dụng các công cụ
kinh tế. Bài toán khó nhất ởđây là xác định thiệt hại vật chất. Cụ thể: