Xác định đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại về môi trường

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 106 - 107)

xử lý, chứa độc tố huỷ diệt các loài thuỷ sinh, khí thải độc hạị... Giữa những hành vi này và hậu quả của nó tương đối dễ dàng xác định mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp hành vi vi phạm pháp luật môi trường ẩn dấu khả năng gây hậu quả trong tương lai như các vi phạm về các chất phóng xạ, hạt nhân, nguồn bức xạ.... Khi hậu quả xảy ra, rất khó xác định mối liên hệ với với nguyên nhân của nó vì hành vi vi phạm được thực hiện trước đó đã lâụ Trong những trường hợp này, chỉ có hoạt động giám định mới có thể xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy rạ

Bên cạnh đó, hiện tượng tích tụ và cộng dồn các yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới môi trường do hành vi của các đối tượng khác nhau gây ra, trong đó có thể có hành vi vi phạm pháp luật môi trường, và từ đó gây ra thiệt hại cũng khó có thể xác định rõ ràng mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy rạ

IV. Xác định đối tượng có quyn đòi bi thường thit hi v môi trường trường

Yêu cầu cơ bản để có thể phục hồi được quyền lợi hợp pháp của người bị

hại là phải xác định được một cách chính xác đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hạị Theo nguyên tắc chung, đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại là người bị tổn hại về sức khoẻ (hoặc người thân của người chết) hoặc là người có quyền sở hữu đối với khối tài sản bị thiệt hạị Việc xác định

đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại về môi trường trong trường hợp

đối tượng bị tác động là tính mạng sức khoẻ hoặc tài sản được xác định theo nguyên tắc chung nêu trên. Sẽ khó khăn hơn khi xác định đối tượng được bồi thường thiệt hại do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.

Theo quy định của Hiến pháp, hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường như đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trờị.. đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý (Điều 17 Hiến pháp 1992) hoặc Nhà nước là đại diện chủ sở hữụ Nhà nước tổ chức việc quản lý sử dụng dưới hai hình thức: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp quản lý và thực hiện giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng. Do đó, việc xác định ai là đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại trong các trường hợp nêu trên cần được xác

định như sau:

1. Nhà nước, mà đại diện là cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý, là đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp thành phần môi trường không được Nhà nước giao hoặc cho thuê quyền sử dụng.

2. Trường hợp thành phần môi trường đã được Nhà nước giao quyền sử

dụng cho tổ chức, cá nhân hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng thì tổ chức, cá nhân đó là đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hạị trong trường hợp các đối tượng này không thực hiện quyền của mình thì Nhà nước là người có quyền đòi bồi thường thiệt hại về môi trường. Phương án này là hợp lý vì đối tượng bị tác động trực tiếp và lớn nhất do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là đối tượng trực tiếp quản lý, sử dụng thành phần môi trường đó. Cũng phải thừa nhận rằng, khó có thể phân định

được một cách rạch ròi giữa quyền đại diện cho chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của Nhà nước với quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao hoặc cho thuê quyền sử

dụng các thành phần môi trường.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)