Căn cứ xác định thiệt hại:

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 77 - 84)

V ới một vài nét khái quát về trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường, từ thực tiễn xây dựng pháp luật cũng như từ thực tiến áp dụ ng pháp

1. Căn cứ xác định thiệt hại:

Do đặc thù riêng của hai loại thiệt hại về môi trường nên việc xác định chúng được tiến hành trên cơ sở của những căn cứ không giống nhaụ Cụ thể là:

* Thit hi v s suy gim chc năng, tính hu ích ca môi trường:

Đây là sự suy giảm những tính năng có ích vốn có của môi trường đối với sự tồn tại phát triển của con ngườị Để xác định thiệt hại trong trường hợp này, có thể dựa vào những căn cứ sau:

- Căn cứ vào mức độ chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm. Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ khác nhau của sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, có thể xác định được các mức thiệt hại cho từng trường hợp cụ thể.

Theo qui định tại Điều 131, khoản 1 Luật bảo vệ môi trường 2005, sự

suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các mức độ: i) Có suy giảm; ii) Suy giảm nghiêm trọng; iii) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng. Trên bình diện chung, có thể hiểu mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thường được xác định dựa vào mức độ suy giảm về chất lượng, số lượng của các yếu tố môi trường và khả năng tiếp nhận, hấp thụ tự nhiên

các loại chất thải của môi trường. Cụ thể hơn, có thể xác định mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thông qua mức độ ô nhiễm hay suy thoái của một hoặc nhiều thành phần môi trường.

+ Về mức độ ô nhiễm môi trường: Tương ứng với ba mức suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là ba mức độ ô nhiễm môi trường. Đó là ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường

đặc biệt nghiêm trọng. Việc xác định mức độ ô nhiễm môi trường được thực hiện trên cơ sở mức vượt tiêu chuẩn chất lượng môi trường của các chất gây ô nhiễm có trong thành phần môi trường đó. Theo qui định tại Điều 92, Luật bảo vệ môi trường 2005 thì một thành phần môi trường bị coi là ô nhiễm khi hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng của thành phần môi trường đó. Môi trường bị coi là ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hay hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên. Khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên thì đó là tình trạng môi trường bị ô nhiễm

đặc biệt nghiêm trọng.

+ Về mức độ suy thoái môi trường: Có ba mức độ suy thoái môi trường tương ứng với ba mức suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đó là suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng và suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ suy thoái môi trường đối với từng thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa trên cơ sở số lượng của thành môi trường bị khai thác, sử dụng so với trữ lượng tự nhiên của nó hoặc dựa trên mức độ khan hiếm của chính thành phần môi trường ấy trên thực tế. Không giống với tình trạng ô nhiễm môi trường, pháp luật hiện hành

hiện chưa có qui định mang tính chất định lượng cụ thể để xác định mức độ

suy thoái của một hay nhiều thành phần môi trường cụ thể.

Tóm lại, mức độ suy giảm chức năng tính hữu ích của môi trường là một căn cứ quan trọng để xác định thiệt hại về môi trường. Tuỳ theo mức độ chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm là nghiêm trọng hay không nghiêm trong, chúng ta có thể xác định được mức thiệt hại tương ứng mà người gây hại phải bồi thường do hành vi vi phạm pháp luật của họ gây rạ Có thể xác

định rõ ba mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường như sau: i) Suy giảm: Đây là mức gây thiệt hại thấp nhất có thể được áp dụng trong trường hợp một thành phần môi trường cụ thể bị ô nhiễm hoặc bị suy thoáị

ii) Suy giảm nghiêm trọng: Mức thiệt hại này được xác định trong trường hợp một thành phần môi trường cụ thể bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc bị suy thoái nghiêm trọng.

iii) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng. Đây là trường hợp thiệt hại gây ra thường được xác định tương đối lớn mà biểu hiện của nó là môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc bị suy thoái đặc biệt nghiêm trọng.

- Căn cứ vào phạm vi, giới hạn và vùng môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích:

Theo qui định tại khoản 2 Điều 131 Luật bảo vệ môi trường 2005, việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có:

- Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng

- Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm

- Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm

Đây được hiểu là việc xác định thiệt hại do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường theo mức độ thiệt hại giảm dần.Theo đó, việc xác

định thiệt hại về môi trường bằng một con số thiệt hại cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào giới hạn, diện tích thành phần môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích là lớn hay nhỏ, tuỳ thuộc vào vùng bị suy giảm của chính thành phần môi trường đó là vùng lõi, vùng đệm hay các vùng khác. Điều đó có nghĩa, cùng là sự suy giảm chức năng tính hữu ích của một thành phần môi trường, nhưng nếu vùng bị suy giảm là vùng lõi thì chắc chắn con số thiệt hại được xác định sẽ lớn hơn nếu vùng bị suy giảm là vùng đệm mặc dù có thể diện tích và giới hạn bị suy giảm là giống nhaụ Ngược lại, nếu cùng một vùng bị suy giảm chức năng tính hữu ích của thành phần môi trường nhưng nếu diện tích bị suy giảm lớn hơn thì chắc chắn thiệt hại cũng lớn hơn. Điều đó cho thấy, việc xác

định thiệt hại về môi trường đòi hỏi phải căn cứ vào đồng thời cả hai yếu tố: giới hạn, diện tích bị suy giảm và vùng bị suy giảm chức năng, tính hữu ích.

- Căn cứ vào các thành phần môi trường bị suy giảm: Theo căn cứ này, tuỳ thuộc vào số lượng thành phần môi trường bị suy giảm nhiều hay ít, loại hệ sinh thái và giống loài bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra có mức độ quí hiếm đến đâu thì mức độ thiệt hại sẽ được xác định là lớn hay nhỏ. Điều 131, khoản 3 Luật bảo vệ môi trường 2005 có quy định rõ việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm có:

- Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ

sinh thái, giống loài bị thiệt hại;

- Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loàị

Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại dựa trên mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài đã được xem xét đến trong căn cứ thứ nhất (được đề cập ở phần trên), nên ở đây chỉ xem xét đến việc xác

định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hạịTheo đó, cùng là hành vi xâm hại đến môi trường, nhưng nếu số lượng thành phần môi trường bị xâm hại càng lón thì thiệt hại gây ra sẽ càng nặng nề. Hay cùng là hành vi chỉ xâm hại đến một giống loài

động thực vật, song nếu giống loài bị xâm hại có mức độ quí hiếm càng cao thì thiệt hại do hành vi xâm hại đó gây ra được xác định có giá trị thiệt hại càng lớn. Điều đó có nghĩa, việc xác định thiệt hại trong trường hợp này cần phải căn cứ cả vào số lượng thành phần môi trường bị xâm hại và cả giá trị về

sinh thái của các thành phần môi trường đó. Chẳng hạn, một hành vi săn bắt trái phép một loài động thực vật quí hiếm. Về số lượng thành phần môi trường bị xâm hại chỉ là một song nếu loài động vật bị săn bắt là động vật rừng quí hiếm thuộc nhóm I thì chắc chắn thiệt hại sẽ được xác định lớn hơn so với trường hợp loài động vật quí hiếm bị săn bắt trái phép lại là động vật thuộc nhóm IỊ

Tóm lại, có ba căn cứđể xác định thiệt hại về sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đó là: Căn cứ vào mức độ chức năng, tính hữu ích của môi trường bị suy giảm; căn cứ vào phạm vi, giới hạn và vùng môi trường bị

suy giảm chức năng, tính hữu ích và căn cứ vào các thành phần môi trường bị

suy giảm bao gồm số lượng thành phần môi trường bị suy giảm và giá trị sinh thái của nó. Đây là những căn cứ hết sức quan trọng đảm bảo cho việc xác định một cách chính xác, khoa học các thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.

* Thiệt hi v tính mng, sc kho ca con người, tài sn và li ích

hp pháp ca t chc, cá nhân do hu qu ca vic suy gim chc năng,

tính hu ích ca môi trường gây rạ

Đối với loại thiệt hại này, căn cứ để xác định thiệt hại được áp dụng giống như trong lĩnh vực dân sự nói chung. Mục 2 chương XXI Phần thứ ba

Bộ luật dân sự có qui định về các loại thiệt hại được bồi thường và cách thức xác định thiệt hại một cách khái quát. Theo đó, có thể hiểu, việc xác định thiệt hại trong lĩnh vực này được thực hiện dựa trên các căn cứ cơ bản sau:

- Căn cứ vào thiệt hại thực tế: Theo căn cứ này, thiệt hại được xác định dựa trên những tổn thất thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do tình trạng môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gây rạ Đó là các thiệt hại về tài sản và sức khoẻ của người bị thiệt hại, bao gồm:

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tình trạng sức khoẻ bị suy giảm của người bị thiệt hại về sức khoẻ.

+ Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại về sức khoẻ trong thời gian điều trị

+ Thiệt hại do tài sản bị mất và những lợi ích gắn liền với việc khai thác tài sản.

- Căn cứ vào các chi phí hợp lý phát sinh từ những tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hạị Các khoản chi phí này bao gồm:

+ Những chi phí hợp lý đã chi trả cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc nạn nhân trước khi chết cùng với các khoản chi phí mai táng cho người đó.

+ Các khoản tiền phát sinh từ nghĩa vụ cấp dưỡng của người bị thiệt hại về tính mạng. Đây là tiền cấp dưỡng trả cho những người mà lẽ ra người chết phải cấp dưỡng nếu họ còn sống (con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động)

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và các chức năng bị mất bị giảm sút của người bị thiệt hại về sức khoẻ. Đó là các khoản tiền thuốc, tiền viện phí và các dịch vụ chữa bệnh khác, tiền bồi dưỡng, tiền tàu xe đi bệnh viện...

+ Chi phí hợp lý, cần thiết để phục hồi tài sản, bảo đảm tính năng sử

dụng ban đầu như trước khi bị thiệt hại của tài sản bị thiệt hạị + Chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại hoặc khắc phục thiệt hại

- Căn cứ vào những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại hoặc những người thân của người bị thiệt hại phải gánh chịụ Đây là khoản thiệt hại không thể tính được thành tiền một cách chính xác. Vì thế, việc xác định mức

độ thiệt hại trong trường hợp này sẽ được thực hiện trên cơ sở thoả thuận của các bên, bao gồm:

+ Tiền bù đắp những tổn thất về tinh thần cho những người thân của người bị thiệt hại (những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất) trong trường hợp thiệt hại về tính mạng.

+ Tiền bù đắp những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu trong trường hợp thiệt hại về sức khoẻ. Việc xác định tổn thất tinh thần khi sức khoẻ bị xâm hại phụ thuộc vào cá nhân người bị thiệt hại (tình trạng gia đình, độ tuổi, nghề nghiệp, mức độ thiệt hại và bộ phận cơ thể bị

thiệt hạị..)

- Căn cứ vào các lợi ích bị xâm hại từ những tổn hại về tài sản: Đây là những lợi ích mà người bị thiệt hại sẽ bị mất hoặc bị suy giảm khi tài sản của họ bị tổn hại từ tình trạng suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Có thể kể đến các lợi ích sau:

+ Lợi ích gắn liền với việc khai thác tài sản. Chẳng hạn như không thể

khai thác tài sản trong suốt thời gian sử chữa tài sản.

+ Những hoa lợi, lợi tức chắc chắn thu được nếu không có thiệt hại xảy rạ Như vây, đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các lợi ích hợp pháp do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra, khi xác định thiệt hại cần phải dựa vào những tổn thất thực tế, những chi

phí liên quan đến thiệt hại và cả những tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại cũng như nghiên cứu lợi ích khác mà họ bị mất do tài sản bị tổn thất. Bên cạnh đó, để xác định chính các thiệt hại này, việc đảm bảo các nguyên tắc xác định thiệt hại cũng là yếu tố không thể thiếụ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)