V. Xác định đối tượng phải bồi thường thiệt hại về môi trường
3.4. Mức bồi thường thiệt hại:
Mức bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào thiệt hại xảy ra trên thực tế, điều kiện kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây ra thiệt hại và lỗi của người gây ra thiệt hại cũng như lỗi của người bị thiệt hại trong việc để xảy ra thiệt hại đó.
Mức bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên có khác so với mức bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường, cụ thể là:
- Thiệt hại từ sự cố môi trường thường lớn hơn so với thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật môi trường, bởi sự cố môi trường gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng còn vi phạm pháp luật môi trường có nhiều trường hợp chỉ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường ở mức độ bình thường, ví dụ: 1
doanh nghiệp B xả nước thải gây ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản của hộ gia đình A, làm cá nuôi bị chết thiệt hại khoảng 20 triệu đồng, trong khi đó sự cố tràn dầu có thể gây thiệt hại nhiều tỷ đồng. Do vậy, trong nhiều trường hợp mức bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường lớn hơn so với bồi thường thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật môi trường.
- Người gây thiệt hại từ sự cố môi trường thường được giảm mức bồi thường, bởi lẽ thiệt hại từ sự cố môi trường (do con người gây ra) thường xảy ra do lỗi vô ý và quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại (xem khoản 2 điều 605 Bộ Luật Dân sự 2005). Người gây sự cố chủ yếu chịu các chi phí để khôi phục hiện trạng môi trường và bảo vệ
lợi ích lâu dài của cộng đồng. Trong khi đó tỷ lệ giảm mức bồi thường trong vi phạm pháp luật môi trường thường ít hơn vì có nhiều trường hợp vi phạm do lỗi cố ý và gây hậu quả không quá lớn (những trường hợp này phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra).