V. Xác định đối tượng phải bồi thường thiệt hại về môi trường
HÌNH SỰ TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
Người thực hiện: Thạc sĩ Lưu Ngọc Tố Tâm
Vi phạm pháp luật môi trường trong thời gian gần đây diễn ra ngày một nhiều hơn và để lại hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn. Trách nhiệm pháp lý được đặt ra nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự… Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường có mối quan hệ như thế nào với trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường. Bài viết tập trung vào 3 nội dung chủ yếu sau đây:
Ị Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường
Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng được nhiều ngành luật quy định nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả quyền lợi của các chủ thể trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hộị Vì vậy, bồi thường thiệt hại không chỉ được quy định riêng trong ngành luật Dân sự mà nó còn được quy định trong các ngành luật khác như Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Hình sự, Luật Thương mại… Trong Luật Môi trường, bồi thường thiệt hại cũng được xác định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể có liên quan trong lĩnh vực môi trường. Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường là một trong những nội dung không thể thiếu của luật môi trường nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hạị
“Thiệt hại” là sự mất mát hoặc giảm sút về lợi ích vật chất hoặc tinh thần được pháp luật bảo vệ. Thiệt hại phải là sự thiệt hại thực tế về tài sản hoặc sự tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tinh thần dẫn đến thiệt hại
về tài sản. Thiệt hại về tài sản có thể được tính ra bao gồm các khoản như chi phí phải bỏ ra một cách hợp lý để ngăn chặn, hạn chế khắc phục thiệt hại, những hư hỏng, mất mát về tài sản hoặc những thu nhập thực tế bị giảm sút.
Theo quy định tại điều 130 Luật bảo vệ môi trường 2005, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm: suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân do hậu quả việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây rạ
Như vậy, chính việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường đã là một loại thiệt hạị Ví dụ, tài nguyên nước bị ô nhiễm, tài nguyên đất bị rửa trôi bào mòn, nguồn không khí bị ô nhiễm… Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm 3 mức độ: có suy giảm; suy giảm nghiêm trọng và suy giảm đặc biệt nghiêm trọng (theo quy định tại điều 131 Luật bảo vệ môi trường 2005). Thiệt hại này có thể là thiệt hại trực tiếp đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái và thiệt hại do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan.
Mặt khác, bản thân thuật ngữ “thiệt hại” còn được hiểu là sự suy giảm tính hữu ích của môi trường dẫn tới những thiệt hại thực tế về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản. Ví dụ, một cơ sở sản xuất hoá chất thải khí thải
độc hại gây ô nhiễm môi trường không khí của toàn bộ khu vực lân cận. Trong trường hợp này, thiệt hại đầu tiên được tính đến là sự suy giảm tính hữu ích của môi trường không khí sạch của toàn bộ khu vực đó. Từ việc suy giảm tính hữu ích của môi trường không khí đó, hàng loạt các chủ thể khác sẽ
chịu thiệt hại theo như sức khoẻ của họ bị suy giảm, bệnh tật, ốm đau, việc kinh doanh tại khu vực này gặp nhiều khó khăn… Tất cả những thiệt hại này
đều có thể quy được thành các dạng vật chất cụ thể.
Vì vậy, đối với thiệt hại vật chất, tức là thiệt hại có thể được tính thành tiền, nó sẽ mang giá trị, biểu hiện ở những dạng cụ thể như: mất tài sản; những chi phí cho sự ngăn chặn, sửa chữa, thay thế (cụ thể là những phí tổn
phải bỏ ra nhằm để khôi phục lại nguyên trạng tài sản hoặc có thể ngăn ngừa thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật của người gây thiệt hại…); những chi phí bỏ ra do bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ (như chi phí cứu chữa, chi phí cho việc bồi dưỡng, chăm sóc phục hồi chức năng cho bên bị
thiệt hại…); hoặc ngay cả khi tính hữu ích của môi trường bị ảnh hưởng làm cho các chủ thể bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ mất một phần hoặc mất hoàn toàn khả năng lao động, từ đó dẫn đến việc mất đi những thu nhập về
sau, thu nhập bị giảm sút so với thu nhập bình quân trước đó… thì khoản thu nhập bị mất và thu nhập bị giảm sút này cũng được coi là giá trị thiệt hại phải bồi thường.
Mặt khác, thiệt hại ở dạng tinh thần như danh dự, uy tín, nhân phẩm nhưng có thể quy được ra tiền cũng được coi là thiệt hại trong lĩnh vực môi trường. Những thiệt hại này là do người bị xâm phạm về nhân phẩm phải bỏ
ra để khôi phục lại danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình như chi phí cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng, uy tín của các cơ sở sản xuất bị ảnh hưởng do chất lượng của sản phẩm bị giảm chất lượng từ việc suy giảm tính hữu ích của môi trường…
Trong luật môi trường, bồi thường thiệt hại là một nội dung quan trọng, là cơ sởđể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung phát sinh trong 2 trường hợp: bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật. Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường phát sinh do không được dự liệu trước như trong hợp đồng mà chủ yếu là do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường gây ra thiệt hạị Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường là biện pháp mang tính trừng phạt để khắc phục hậu quả, khắc phục thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra nhằm khôi phục lại quyền lợi về mặt vật chất và tinh thần đã bị mất hoặc khắc phục phần lớn các thiệt hạị
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường chỉ
phát sinh khi có đầy đủ 4 điều kiện sau đây:
Thứ nhất, có thiệt hại xảy rạ Thiệt hại, như trên đã trình bày, bao gồm suy giảm tính hữu ích của môi trường và những thiệt hại về vật chất và tinh thần từ việc suy giảm tính hữu ích của môi trường
Thứ hai, có hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật là hành vi không thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, dù lỗi cố ý hay vô ý, thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, làm phát sinh ra thiệt hại, trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thiệt hạị Ví dụ, không thực hiện các biện pháp giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường, hoặc thực hiện các hoạt
động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung…
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy rạ Đây là điều kiện bắt buộc để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hạị Nguyên nhân có trước, hậu quả có saụ Hậu quả là kết quả của nguyên nhân, có nguyên nhân mới có kết quả. Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều hậu quả, ngược lại, một hậu quả có thể do nhiều nguyên nhân gây rạ
Thứ tư, có lỗi của người gây thiệt hạịNgười có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗị Lỗi có thể cố ý, ví dụ: cố ý xả
nước thải vượt quá giới hạn cho phép gây ô nhiễm nước. Lỗi cũng có thể vô ý, ví dụ vô ý không mở van hoạt động của hệ thống xử lý khí thải của nhà máy dẫn tới việc xả khí thải không qua xử lý làm ô nhiễm không khí… Tuy nhiên, trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại không mấy chú trọng tới việc phân chia lỗi cố ý hay vô ý. Thực tế trong lĩnh vực môi trường cho thấy việc chứng minh lỗi hoặc không có lỗi là vấn đề cực kỳ phức tạp, không phải lúc nào cũng thực hiện được. Thậm chí trong một số trường hợp phải sử dụng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường chỉ
phát sinh khi có đủ 4 điều kiện nêu trên. Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về