Thực tiễn áp dụng bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 46 - 49)

- Trách nhiệm của người trưng cầu giám định: Người trưng cầu giám

2.4.Thực tiễn áp dụng bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về

2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI VI PH ẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆ T NAM

2.4.Thực tiễn áp dụng bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về

môi trường

Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường thuộc loại bảo hiểm phi nhân thọ (Bảo hiểm trách nhiệm dân sự) và được xếp vào loại bảo hiểm thiệt hại và bảo hiểm cháy nổ (Điều 7 khoản 2 điểm b và điểm e Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000). Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật về bảo hiểm Việt Nam chưa có quy định cụ thể về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, nhưng có thể khẳng định rằng đã có cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

Xét về bản chất, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là bảo hiểm thiệt hại, bao gồm bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bảo hiểm thiệt hại do môi trường ô nhiễm gây rạ Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động nhận bảo hiểm bồi thường thiệt hại về môi trường chưa được

các chủ thể có liên quan, doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm, quan tâm. Theo Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, bảo hiểm thiệt hại là loại bảo hiểm tự nguyện.

Luật Bảo vệ môi trường và Luật kinh doanh bảo hiểm đều có các quy

định khá hợp lý và linh hoạt đối với việc mua bảo hiểm nói chung, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường nói riêng. Bên cạnh việc Nhà nước khuyến khích cả hai đối tượng là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện việc mua và bán bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, pháp luật cũng có các quy định mang tính bắt buộc, áp đặt đối với các chủ thể trong một số trường hợp đặc biệt phải có nghĩa vụ trong hoạt động nàỵ Cụ thể là tổ

chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường (Điều 134 Khoản 3). Đối với những trường hợp này, nếu các chủ thể không thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường thì phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý dưới các hình thức phạt vi phạm hành chính. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt

động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường (Điều 31). Chi tiết hoá quy định này trong lĩnh vực dầu khí là Nghịđịnh số 145/2006/NĐ-CP ngày 30/11/2006 của Chính phủ về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí theo đó phạt tiền từ

20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với các thiết bị, phương tiện có khả năng gây ra sự cố tràn dầụ

Cháy, nổ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiệt hại về

nội dung bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Theo điều 9 khoản 2 điểm d Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, bảo hiểm cháy nổ là loại bảo hiểm bắt buộc.

Trên thực tế, việc áp dụng trách nhiệm bảo hiểm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại về môi trường nói riêng cũng đã có những bước thay đổi đáng kể. Trước năm 1994, Bảo Việt mới cung cấp được 20 sản phẩm bảo hiểm. Đến nay, các doanh nghiệp bảo hiểm đã khai thác tất cả bốn nhóm sản phẩm là bảo hiểm tài sản và kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm con người và bảo hiểm nhân thọ với hơn 500 sản phẩm khác nhau thuộc hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hộị

Có thể thấy rằng, chưa có loại hình bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường trong các sản phẩm bảo hiểm đang được các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai trên thực tế. Các yếu tố môi trường mới chỉ được xem xét như là một nguyên nhân dẫn đến thiệt hại về tài sản (Bảo hiểm về tài sản) hoặc là nguyên nhân dẫn đến trách nhiệm dân sự (bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại). Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ khai thác được một phần nhu cầu về bảo hiểm tài sản và mới khai thác được một phần thị trường. Một số lĩnh vực mới chỉ được khai thác ở mức độ thấp như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng....

Tình trạng tài sản không được bảo hiểm đã dẫn đến những trường hợp người bị thiệt hại phải tự mình gánh chịu mọi rửi ro, thiệt hại xảy ra trong trường hợp xuất hiện thiệt hại về môi trường nhưng không xác định được người gây thiệt hại cụ thể (không xác định được người gây thiệt hại). Tình trạng này diễn ra trên thực tếđã đẩy một bộ phận những người bị thiệt hại (do môi trường bị ô nhiễm) khánh kiệt về kinh tế đồng thời ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

3. KINH NGHIM NƯỚC NGOÀI V ÁP DNG TRÁCH NHIM BI THƯỜNG THIT HI DO HÀNH VI VI PHM PHÁP LUT

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 46 - 49)