HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 128 - 135)

V. Xác định đối tượng phải bồi thường thiệt hại về môi trường

HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

Người thc hin: Thc sĩ Đặng Hoàng Sơn

Ị Trách nhim hành chính trong lĩnh vc môi trường

* Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường chỉ phát sinh khi có vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

* Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật liên quan phải bị xử lý vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường rất đa dạng, gồm nhiều hành vi khác nhau, song về cơ bản các hành vi đó thuộc các loại: vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố

môi trường.

* Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được áp dụng đối với người vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Đây là biện pháp chế tài mà Nhà nước áp đặt đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm hành chính, nói cách khác, chủ thể vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do Nhà nước áp đặt để một mặt nhằm khắc phục các hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, mặt khác nhằm răn đe, giáo dục

đối tượng vi phạm, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm hành chính mới có thể

* Trách nhiệm hành chính (còn gọi là xử lý vi phạm hành chính) gồm có xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác. Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Còn các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Biện pháp xử lý hành chính khác được quy

định tại các điều 23, 24, 25, 26, 27 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002.

* Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường hiện nay xét cả ở

phương diện lý luận và thực tiễn thì chưa đặt ra vấn đề áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác. Thực tế cho thấy các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa cần thiết phải áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác, vì vậy văn bản quy định về áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ quy định về xử phạt hành chính chứ không phải là xử lý hành chính (Nghịđịnh 81/NĐ- CP ngày 09/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).

* Như trên đã phân tích, trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường chỉ áp dụng biện pháp xử phạt hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm các hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể là:

- Hình thức xử phạt chính: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: cảnh cáo, phạt tiền (mức quy định

phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường là 70.000.000đồng),

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể bị

áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại giấy phép có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (gọi chung là giấy phép môi trường); tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng

để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Ngoài các hình thức xử phạt chính và xử

phạt bổ sung, thì cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau

đây: Buộc trong thời hạn nhất định phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; buộc thực thiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác

được quy định tại các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

* Với các nội dung trên của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường, xem xét trong mối quan hệ với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường gây nên, điều đáng chú ý ở đây là biện pháp khắc phục hậu quả trong trách nhiệm hành chính có những nội dung có mối liên hệ

chặt chẽ với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường (thậm chí là một nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường). Việc nghiên cứu và xử lý mối quan hệ này sẽ được đề

IỊ Trách nhim bi thường thit hi do vi phm pháp lut môi trường

* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường đã

được chúng tôi đề cập khá chi tiết ở chuyên đề “Phân bit trách nhim bi thường thit hi do hành vi vi phm pháp lut môi trường gây nên vi trách nhim bi thường thit hi t s c môi trường” (xem chuyên đề 6 của đề tài này). ở đây, trong phạm vi nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường với trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường, chúng tôi đi sâu phân tích một số khía cạnh của trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm cơ sở cho việc xử lý mối quan hệ trên.

* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường là việc chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ô nhiễm, suy thoái môi trường dẫn đến thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của con người thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hạị

* Thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường là một dạng của thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường. Thiệt hại này bao gồm:

- Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường bao gồm các mức

độ: có suy giảm; suy giảm nghiêm trọng; suy giảm đặc biệt nghiêm trọng. + Xem xét các thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường phải xác định các thành phần môi trường bị suy giảm, bao gồm: xác

định số lượng, thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại, xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loàị

+ Trên cơ sở xem xét mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và xác định các thành phần môi trường bị suy giảm để tính toán chi phí thiệt hại về môi trường gồm: Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu

dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường; tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường; tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hạị Việc tính toán trên có thể thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan và tuỳ điều kiện cụ thể để dùng làm căn cứ cho việc bồi thường thiệt hại về môi trường.

- Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây rạ Những thiệt hại này được xác định như sau:

+ Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. (Điều 608 Bộ Luật dân sự 2005). Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: Tài sản bị mất; Tài sản bị huỷ hoại hoặc hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hạị

+ Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm. (Điều 609 Bộ Luật Dân sự 2005). Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi thường, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị

thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định

được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của người lao động cùng loại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại bị mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hạị

+ Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. (Điều 610 Bộ Luật Dân sự 2005). Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý

cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

* Thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường thì chủ thể có hành vi vi phạm phải đền bù các thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường gây nên, đồng thời phải thực hiện các biện pháp để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hạị Đặc biệt các thiệt hại này xảy ra từ

nguyên nhân trực tiếp là tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoáị Như vậy có thể khẳng định rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường bao gồm cả việc bồi thường các thiệt hại cụ thể về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người bị thiệt hại và cả việc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường (với tính chất là biện pháp ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại). Đặc biệt, việc bồi thường thiệt hại

đối với sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thì không thể

không thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoáị Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa quy định rõ ràng và đồng bộ về vấn

đề nàỵ Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định khá rõ việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường, đặc biệt là các thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, song vấn đề xác định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do Bộ Luật dân sự 2005 quy định lại chưa làm rõ các nghĩa vụ về ngăn chặn, khắc phục tình trạng ô nhiễm suy thoái môi trường với tính chất là ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại (ô nhiễm, suy thoái môi trường là nguyên nhân dẫn tới thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của con người). Chỉ riêng điều 608, Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là có đề cập tới vấn đề này (xem khoản 4, điều 608 Bộ

Luật dân sự 2005).

IIỊ Phân tích và x lý mi quan h gia trách nhim bi thường thit hi do vi phm pháp lut môi trường vi trách nhim hành chính trong lĩnh vc môi trường.

Xử lý mối quan hệ này được hiểu không phải ở dạng “xử lý vi phạm” mà muốn đề cập tới hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tổ chức cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường, áp dụng và thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường, trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường phải xem xét mối quan hệ

giữa 2 loại trách nhiệm này để có giải pháp thực hiện hợp lý nhất.

3.1. Quan h v li ích công, tư:

- Về cơ bản, bồi thường thiệt hại là loại trách nhiệm tư, tức là nhằm khôi phục bảo vệ, quyền lợi của một hoặc một nhóm chủ thể nhất định trong xã hộị Còn trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm công, tức là bảo vệ lợi ích chung của xã hội, của Nhà nước. Người phải chịu trách nhiệm hành chính tức là phải thực hiện các nghĩa vụ trước Nhà nước – là người đại diện cho lợi ích cộng đồng và quản lý xã hộị

- Tuy nhiên, trong lĩnh vực môi trường việc thực hiện trách nhiệm hành chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường có mối quan hệ về lợi ích công khá rõ nét. Cụ thể là:

+ Người thực hiện trách nhiệm hành chính phải thực hiện các nghĩa vụ

trước Nhà nước (chịu trách nhiệm trước Nhà nước) đểđảm bảo không làm tổn hại tới lợi ích công cộng. Những nghĩa vụ đó là: Thực hiện các hình thức xử

phạt hành chính, có thể phải thực hiện hình thức xử phạt bổ sung có thể phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Việc thực hiện các nghĩa vụ đó suy cho cùng là nhằm bảo vệ môi trường vì lợi ích chung của cộng đồng.

+ Người thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường không chỉ là bồi thường các thiệt hại cụ thể có tính mạng, sức khoẻ, tài sản cho người bị thiệt hại mà còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái để ngăn chặn các thiệt hại

khác có thể xảy ra, không chỉ khôi phục bảo vệ lợi ích của chủ thể đã bị thiệt hại, mà còn bảo vệ lợi ích chung về môi trường cho cộng đồng.

+ Như vậy, rõ ràng là việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường và thực hiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường tuy có những điểm khác nhau, nhưng đều có điểm chung là góp phần bảo vệ môi trường vì lợi ích chung của cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mặt khác, thực hiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường và thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường cũng đều góp phần bảo vệ lợi ích tư rõ nét, đó là: trong quá trình thực hiện trách nhiệm hành chính chủ thể vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả (khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường) từ đó hạn chế, loại trừ nguyên nhân dẫn đến các thiệt hại cụ thể của các đối tượng nhất định (lợi ích tư). Còn trong việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì lợi ích tư được khôi phục, bảo vệ rất rõ nét khi người bị

thiệt hại được bồi thường các thiệt hại cụ thể về tính mạng, sức khoẻ, tài sản (là những lợi ích tư gắn liền với con người).

- Từ việc xem xét mối quan hệ về lợi ích công, tư nêu trên, đặt ra yêu cầu cụ thể với cơ quan có thẩm quyền và các chủ thể liên quan trong việc áp dụng và thực hiện trách nhiệm hành chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường là cần phải giải quyết ổn thoả cả hai nhóm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 128 - 135)