V. Xác định đối tượng phải bồi thường thiệt hại về môi trường
12 Giáo trình Luật Hình sự Trường Đại học Luật Hàn ội NXB Công an nhân dâ n Trang 163 HàN ội 2003
hình thức: tự thoả thuận của các bên, yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án.
IỊ Khái quát về trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường
Trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình có liên quan tới môi trường. Thuật ngữ “trách nhiệm” ở đây không dùng để chỉ nghĩa vụ mà công dân phải có với nhà nước và xã hội mà nó được sử dụng để chỉ hậu quả pháp lý bất lợi mà một người phải gánh chịu trước nhà nước, trước xã hội vì họđã thực hiện những hành động gây hại tới môi trường mà Pháp luật Hình sự cấm, hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà Pháp luật Hình sự bắt buộc phải thực hiện, gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội, cho môi trường được Luật Hình sự bảo vệ12.
Trách nhiệm Hình sự trong lĩnh vực môi trường là một loại trách nhiệm pháp lý. Từ thời điểm thực hiện tội phạm có liên quan tới môi trường, người phạm tội có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự chỉ có thể được áp dụng đối với người phạm tộị Để xác
định rõ khái niệm trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường, trước hết cần phải làm rõ các đặc điểm vốn có của nó13:
Thứ nhất, trách nhiệm hình sự về môi trường là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi bị Luật Hình sự coi là tội phạm. Trách nhiệm hình sự
trong lĩnh vực môi trường là một loại trách nhiệm pháp lý chỉ có thể được áp dụng đối với người thực hiện các hành vi có liên quan tới môi trường bị luật hình sự coi là tội phạm, nghĩa là việc thực hiện hành vi phải thoả mãn các dấu
12 Giáo trình Luật Hình sự -Trường Đại học Luật Hà nội -NXB Công an nhân dân - Trang 163 - Hà Nội 2003. 13 13
hiệu của cấu thành tội phạm được quy định tại điều 182 đến 191 Bộ luật Hình sự 1999. Một số dấu hiệu cơ bản để kết luận một chủ thể là tội phạm hay chưa như tuổi chịu trách nhiệm hình sự, vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự, lỗi cố
ý và lỗi vô ý, dấu hiệu nguy hiểm đáng kể cho xã hội hay các cấu thành tội phạm của các tội cụ thể. Xác định hành vi thực hiện có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội là yếu tố cần thiết, quan trọng để xác định tội phạm.
Thứ hai, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường là trách nhiệm của cá nhân người phạm tội có liên quan tới môi trường. Theo pháp luật Hình sự Việt Nam, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có thể là trách nhiệm của cá nhân người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự coi là tội phạm về môi trường. Về nguyên tắc, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm về môi trường do người phạm tội thực hiện.
Người phải chịu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có thể là người phạm tội về môi trường. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có liên quan tới môi trường bị Luật Hình sự coi là tội phạm về môi trường khi đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự và có lỗị Trong trường hợp tội phạm được thực hiện dưới hình thức
đồng phạm thì từng người đồng phạm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập. Hình phạt đối với từng người đồng phạm được quyết định căn cứ vào tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của họ. Ví dụ chủ một cơ sở sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động để giảm chi phí đã chỉđạo nhân viên cố ý xả nước thải vượt quá giới hạn cho phép gây ô nhiễm nước, để
lại hậu quả nghiêm trọng. Những người nhân viên này đã cố tình làm cho dù biết đó là hành vi phạm tộị Trong trường hợp này, chủ cơ sở có vai trò là kẻ
chủ mưu, nhân viên cấp dưới sẽ có vai trò là người thực hiện, người giúp sức… Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, pháp luật hình sự nước ta mới chỉ
của tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự (trong lĩnh vực môi trường). Ngay kể cả trong trường hợp tội phạm do người đại diện pháp nhân thực hiện không chỉ vì lợi ích của cá nhân người đó mà còn vì lợi ích của cả pháp nhân thì trách nhiệm hình sự cũng chỉ có thể áp dụng đối với cá nhân người phạm tộị
Thứ ba, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường được thể hiện ở
bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật và một số biện pháp cưỡng chế
hình sự khác do Bộ luật Hình sự quy định. Bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật là cơ sở pháp lý xác nhận người phạm tội trong lĩnh vực môi trường chính thức “bị coi là có tội”. Đa số các trường hợp bản án kết tội của Toà án trong lĩnh vực môi trường đối với người phạm tội đi kèm với việc Toà án quyết định hình phạt đối với người đó. Trong trường hợp này, trách nhiệm hình sự được thể hiện ở bản án kết tội và hình phạt. Trong lĩnh vực môi trường, các biện pháp cưỡng chế mà cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người phạm tội về môi trường như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Thứ tư, trách nhiệm hình sự trong lĩng vực môi trường là trách nhiệm mà người phạm tội về môi trường phải gánh chịu trước nhà nước, là kết quả
của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự chứ không phải trách nhiệm
đối với người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hạị
Thứ năm, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có thể được xác định và thực hiện theo một trình tự, thủ tục đặc biệt do pháp luật tố
tụng hình sự quy định.
Năm đặc điểm cơ bản của trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường cho thấy sự khác biệt về bản chất của trách nhiệm hình sự so với các loại trách nhiệm khác như trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm dân sự có liên quan đến môi trường. Mặt khác, hành vi bị coi là tội phạm môi trường và phải chịu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường được phân biệt với
những hành vi không phải là tội phạm môi trường và không phải chịu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường qua bốn dấu hiệu cơ bản:
- Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm môi trường: Đây là tiêu chí khách quan chủ yếu, phản ánh nội dung chính của hành vi phạm tội, thể hiện trong khả năng gây nên hoặc đe doạ thực tế gây nên thiệt hại của hành vi đó cho các khách thể như các lợi ích của nhà nước, của xã hội, của con người, tính hữu ích của môi trường… được bảo vệ bằng pháp luật hình sự.
- Yếu tố lỗi của chủ thể khi phạm tội về môi trường là tiêu chí chủ quan có tính chất bổ sung để phân biệt rõ hơn từng loại tội phạm môi trường, phản ánh ở một mức độđáng kể tính chất nguy hiểm cho xã hộị
- Tính trái pháp luật Hình sự thể hiện rất rõ trong các quy định của Bộ
luật Hình sự, bởi chỉ người nào phạm tội đã được quy định trong Bộ luật hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường chỉ bị coi là tội phạm môi trường khi đó là những hành vi
được xác định trong tội danh quy định tại chương XVII Bộ luật Hình sự. - Chế tài do luật định đối với việc thực hiện tội phạm tương ứng là tiêu chí pháp lý có tính chất bổ sung như là thước đo để các cơ quan tư pháp phân biệt được rõ ràng nhất từng loại tội phạm.
Trách nhiệm hình sự được trong lĩnh vực môi trường được áp dụng đối với những tội phạm môi trường. Có thể hiểu “tội phạm môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị Luật Hình sự cấm, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm an toàn sinh thái của xã hội và gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho môi trường thiên nhiên, cho sức khoẻ của con người cũng như cho các lợi ích khác của trật tự pháp luật môi trường đã được quy định”.14