Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường với trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ sự cố mô

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 30 - 38)

- Trách nhiệm của người trưng cầu giám định: Người trưng cầu giám

1.2.2.Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường với trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ sự cố mô

6 Ngoài ra, môi trường còn có thể bị xâm phạm do tác động của cả 2 yếu tố: thiên nhiên và con ngườ ị Trong trưòng hợp này, người có trách nhiệm có thểđược miễn hoặc giảm mức BTTH , nếu pháp luật có quy định.

1.2.2.Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường với trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ sự cố mô

pháp lut môi trường vi trách nhim bi thường thit hi t s c môi

trường

- V căn c phát sinh trách nhim bi thường thit hi. Như đã phân tích

ở Mục 1.2.1, hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại về môi trường, tính mạng sức khoẻ, tài sản của con người thì luôn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạị Còn đối với sự cố môi trường, những sự cố môi trường do tai biến, rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người thì có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạị Còn những sự cố môi trường do biến đổi thất thường của tự nhiên thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạị

- Về chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hạị Đối với bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây nên, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Còn đối với bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường, cần phải xem xét trong 2 trường hợp. Mt là, sự cố môi trường do tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, gây ô nhiễm, suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của con người, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người để xảy ra sự

cố. Hai là,nếu sự cố môi trường xảy ra do biến đổi thất thường của tự nhiên dẫn tới thiệt hại thì Nhà nước phải thực hiện các biện pháp ứng phó, khắc phục kịp thời sự cố môi trường, hỗ trợ, bù đắp các thiệt hại đối với nhân dân, thực hiện các biện pháp đảm bảo ổn định đời sống nhân dân;

- V mc bi thường thit hi. Mức bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào thiệt hại xảy ra trên thực tế, điều kiện kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây ra thiệt hạị Mức bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên và mức bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường có những khác biệt nhất định. Thiệt hại từ sự cố môi trường thường lớn hơn so với thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Do vậy, trong nhiều trường hợp mức bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường lớn hơn so với bồi thường thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Người gây thiệt hại từ sự cố môi trường thường được giảm mức bồi thường, trong khi tỷ lệ giảm mức bồi thường trong vi phạm pháp luật môi trường thường ít hơn.

- V cơ chế ngăn chn, hn chế, khc phc thit hi: Cơ chế ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại giữa hành vi vi phạm pháp luật môi trường với sự

cố môi trường gây ra thiệt hại có những điểm không giống nhaụ Hành vi vi phạm pháp luật môi trường, trong một số trường hợp gây ra thiệt hại không lớn, môi trường bị ảnh hưởng không nghiêm trọng thì các bên có thể tự thoả

thuận về biện pháp, thời gian ngăn chặn, hạn chế, khắc phục các hậu quả xấu về môi trường. Còn sự cố môi trường thường gây hậu quả lớn đối với môi trường nên việc hạn chế, ngăn chặn, khắc phục thiệt hại về môi trường luôn phải có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đểđảm bảo việc khắc phục hậu quả được chính xác, khách quan, khoa học và hiệu quả, hạn chế ở mức thấp nhất các thiệt hại đối với môi trường và cộng đồng, bảo vệ môi trường ở mức độ cao nhất. Trong thực tế hiện nay, khi xảy ra các sự cố môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chủ yếu tập trung vào việc loại trừ

lành của môi trường. Điều đó góp phần quan trọng cho việc bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng.

1.2.3. Mi quan h gia trách nhim bi thường thit hi do vi phm

pháp lut môi trường vi trách nhim hành chính trong lĩnh vc môi

trường.

Xử lý mối quan hệ này được hiểu không phải ở dạng “xử lý vi phạm” mà muốn đề cập tới hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tổ chức cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường, áp dụng và thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường, trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường phải xem xét mối quan hệ

giữa hai loại trách nhiệm này để có giải pháp thực hiện hợp lý nhất.

Th nht, quan hệ về lợi ích công, tư: Về cơ bản, bồi thường thiệt hại là loại trách nhiệm tư, tức là nhằm khôi phục bảo vệ, quyền lợi của một hoặc một nhóm chủ thể nhất định trong xã hộị Còn trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm công, tức là bảo vệ lợi ích chung của xã hội, của Nhà nước. Người phải chịu trách nhiệm hành chính tức là phải thực hiện các nghĩa vụ

trước Nhà nước-người đại diện cho lợi ích cộng đồng và quản lý xã hộị Tuy nhiên, trong lĩnh vực môi trường việc thực hiện trách nhiệm hành chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường có mối quan hệ về lợi ích công,tư khá rõ nét. Người thực hiện trách nhiệm hành chính phải thực hiện các nghĩa vụ trước Nhà nước đểđảm bảo không làm tổn hại tới lợi ích công cộng. Đó là thực hiện các hình thức xử phạt hành chính, có thể

phải thực hiện hình thức xử phạt bổ sung có thể phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Việc thực hiện các nghĩa vụ đó suy cho cùng là nhằm bảo vệ

môi trường vì lợi ích chung của cộng đồng. Còn người thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường không chỉ là bồi thường các thiệt hại cụ thể có tính mạng, sức khoẻ, tài sản cho người bị thiệt hại mà còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái để ngăn chặn các thiệt hại khác có thể xảy ra, không chỉ khôi phục

bảo vệ lợi ích của chủ thể đã bị thiệt hại, mà còn bảo vệ lợi ích chung về môi trường cho cộng đồng.

Như vậy, việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường và thực hiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường tuy có những điểm khác nhau, nhưng đều có điểm chung là góp phần bảo vệ môi trường vì lợi ích chung của cộng đồng. Mặt khác, thực hiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường và thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường cũng đều góp phần bảo vệ

lợi ích tư rõ nét. Còn trong việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì lợi ích tư được khôi phục, bảo vệ rất rõ nét khi người bị thiệt hại được bồi thường các thiệt hại cụ thể về tính mạng, sức khoẻ, tài sản.

Th hai, quan hệ về chủ thể: Trong nhiều trường hợp có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường nhưng chưa gây ra tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, chưa gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ phát sinh trách nhiệm hành chính. Một chủ thể phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường thì thường chủ thể đó phải chịu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường bởi các vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại phải bồi thường thì cũng đồng thời là những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Bên cạnh đó, một chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường dẫn tới thiệt hại về tài sản, sức khoẻ con người thì chủ thể đó phải thực hiện

đồng thời cả hai loại trách nhiệm. Đó là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hạị Tuy nhiên nếu điều kiện kinh tế trước mắt và lâu dài của chủ thể đó khó khăn, không có khả năng thực hiện đồng thời cả hai loại trách nhiệm nói trên thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải can thiệp kịp thời trong việc ngăn chặn, khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái để

bảo vệ lợi ích cộng đồng, còn vấn đề bồi thường thiệt hại có thể xem xét giảm mức bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.

Th ba, quan hệ về biện pháp khắc phục hậu quả. Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường và thực hiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường có một điểm chung là chủ thể vi phạm phải thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường. Tuy nhiên, cần xác định chủ thể vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường với tính chất là một dạng của trách nhiệm hành chính hay là một dạng của trách nhiệm dân sự khi mà một chủ thể vi phạm pháp luật môi trường mà vừa bị xử

phạt hành chính, vừa phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hạị

1.2.4. Mi quan h gia trách nhim bi thường thit hi do vi phm

pháp lut môi trường vi trách nhim hình s trong lĩnh vc môi trường

Trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình có liên quan tới môi trường. Trong lĩnh vực môi trường, trách nhiệm hình sự có những đặc điểm sau: Th nht, trách nhiệm hình sự về môi trường là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi phạm tội về môi trường. Trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường là một loại trách nhiệm pháp lý chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có thể được áp dụng đối với người thực hiện các hành vi có liên quan tới môi trường bị luật hình sự coi là tội phạm, nghĩa là việc thực hiện hành vi phải thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định tại điều 182 đến 191 Bộ luật Hình sự 1999. Th hai, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường là trách nhiệm của cá nhân người phạm tội có liên quan tới môi trường. Theo pháp luật Hình sự Việt Nam, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có thể là trách nhiệm của cá nhân người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự coi là tội phạm về môi trường. Về nguyên tắc, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm về môi trường do người phạm tội thực hiện. Người phải chịu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường chỉ

cho xã hội có liên quan tới môi trường bị Luật Hình sự coi là tội phạm về môi trường khi đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự và có lỗị Trong trường hợp tội phạm được thực hiện dưới hình thức

đồng phạm thì từng người đồng phạm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập. Hình phạt đối với từng người đồng phạm được quyết định căn cứ vào tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của họ. Th ba, trách

nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường được thể hiện ở bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do Bộ luật Hình sự quy định. Bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật là cơ sở pháp lý xác nhận người phạm tội trong lĩnh vực môi trường chính thức “bị coi là có tội”. Đa số các trường hợp bản án kết tội của Toà án trong lĩnh vực môi trường đối với người phạm tội đi kèm với việc Toà án quyết định hình phạt đối với người đó. Trong trường hợp này, trách nhiệm hình sự được thể hiện ở bản án kết tội và hình phạt. Trong lĩnh vực môi trường, các biện pháp cưỡng chế mà cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người phạm tội về môi trường như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Th tư, trách nhiệm hình sự trong lĩng vực môi trường là trách nhiệm mà người phạm tội về môi trường phải gánh chịu trước nhà nước. Đây là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự chứ không phải trách nhiệm đối với người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hạị Th năm, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có thể được xác định và thực hiện theo một trình tự, thủ tục đặc biệt do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

1.2.5. Bo him trách nhim bi thường thit hi v môi trường

* Khái nim bo him trách nhim bi thường thit hi v môi trường.

Theo Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, kinh doanh bảo hiểm là hoạt

động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm

cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự

kiện bảo hiểm. Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, người thực hiện hành vi có khả năng gây thiệt hại về đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại hoặc chi trả cho người đóng bảo hiểm.

Cũng như các công cụ kinh tế khác trong bảo vệ môi trường, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành trên hai nguyên tắc cơ bản

đã được quốc tế thừa nhận: Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và nguyên tắc áp dụng các công cụ chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu về

môi trường.

Yếu tố cơ bản để phân biệt bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại với các công cụ kinh tế khác trong quản lý môi trường là việc tổ chức, cá nhân trả phí bảo hiểm để trong trường hợp xảy ra thiệt hại về môi trường thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho thiệt hại thực tế xảy rạ Mức chi trả phụ

thuộc vào hợp đồng bảo hiểm.

* Đặc đim ca bo him trách nhim bi thường thit hi v môi trường. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có đặc điểm:

Th nht, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một biện pháp phân tán rủi rọ Bằng việc đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ trách được những rủi ro phải chi trả những khoản bồi thường vượt quá khả năng chi trả

của mình nếu trường hợp thiệt hại xảy rạ Họđã chuyển giao những rủi ro này cho doanh nghiệp bảo hiểm. Từ nguồn thu phí bảo hiểm của nhiều người bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể chi trả cho những trường hợp xảy rạ Th

hai, trong bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, bao giờ

cũng xuất hiện mối quan hệ tay ba giữa người bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và người bị thiệt hại, trong đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm (thiệt hại về môi trường) cho người bị thiệt hại trên cơ sở người gây thiệt hại trả phí bảo hiểm. Phần thiệt hại còn lại (phần không được bảo hiểm) sẽ do người gây thiệt hại chi trả cho người bị thiệt hại theo trình tự chung.

- Trong trường hợp bảo hiểm thiệt hại do môi trường bị ô nhiễm gây ra (bảo hiểm về tài sản) thì chỉ tồn tại mối quan hệ giữa người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

- Bảo hiểm bồi thường thiệt hại về môi trường sẽ được giới hạn trong những trường hợp nguy cơ gây thiệt hại quá lớn. Kinh nghiệm của một số

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 30 - 38)