V ới một vài nét khái quát về trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường, từ thực tiễn xây dựng pháp luật cũng như từ thực tiến áp dụ ng pháp
2. Nguyên tắc xác định thiệt hại:
* Nguyên tắc phối hơp, hợp tác:
Như đã phân tích ở trên, các thiệt hại trong lĩnh vực môi trường luôn gắn với những biến đổi của môi trường tự nhiên cho dù đó cụ thể là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường hay là những thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản của con người từ sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Nhưng những biến đổi theo chiều hướng xấu của môi trường tự nhiên là những biến đổi không dễ nhìn nhận bằng cảm giác thông thường. Để có thể xác định được những biến đỏi ấy và những tổn hại gây ra từ
chính sự biến đổi đó cần phải có sự can thiệp của các biện pháp kỹ thuật môi trường. Vì thế, để xác định thiệt hại trong lĩnh vực môi trường, cần phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại với các cơ quan quản lý môi trường. Đây là hệ thống cơ quan không chỉ có các phương tiện chuyên môn kỹ thuật môi trường đảm bảo xác định chính xác các thiệt hại gây ra mà còn có đội ngũ cán bộ chuyên môn có thể
xác định hậu quả của sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường một cách chuẩn xác nhất. Do đó, khác với việc xác định thiệt hại trong lĩnh vực dân sự, sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan tư pháp với các cơ quản lý môi trường là một đòi hỏi bức thiết.
Ngoài ra, sự phối hợp, hợp tác ở đây còn cần được hiểu là sự phối hợp giữa các bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hạị Điều đó góp phần đảm bảo cho việc xác định thiệt hại được thuận lợi và nhanh chóng hơn trên tinh thần thiện chí của các bên tham gia tranh chấp. Điều 131 Luật bảo vệ môi trường 2005
tại khoản 5 cũng đã qui định vấn đề nàỵ Đó là: Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hạị
* Nguyên tắc xác định một cách có căn cứ khoa học các thiệt hại xảy ra
Nguyên tắc này được hiểu là mọi loại thiệt hại trong lĩnh vực môi trường
đều phải được xác định dựa trên các căn cứ khoa học cụ thể. Đây là một nguyên tắc cơ bản đồng thời cũng là một yêu cầu đặt ra cho việc xác định thiệt hại về môi trường. Cơ sở của việc xây dựng nguyên tắc này bắt nguồn từ
những đặc trưng của thiệt hại trong lĩnh vực môi trường. Đây thường là những thiệt hại có giá trị lớn, không dễ khắc phục, không dễ định lượng và xảy ra trên một phạm vi rộng lớn nên việc xác định các thiệt hại này không
đơn giản. Nó luôn đòi hỏi phải dựa trên những căn cứ khoa học rõ ràng, chính xác. Không giống với các thiệt hại trong những lĩnh vực khác, thiệt hại trong lĩnh vực môi trường còn bao gồm cả những thiệt hại tiềm ẩn, thiệt hại gián tiếp mà ở thời điểm cần xác định thiệt hại chúng mới chỉ nằm trong những dự
liệu, khả năng tương laị Vì thế, nếu không dựa trên các căn cứ cụ thể thì việc xác định một cách chính xác thiệt hại xảy ra đểđảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên là điều khó có thể đạt được. Khi xác định các loại thiệt hại khác nhau, đòi hỏi phải dựa trên những căn cứ riêng, phù hợp với nó.
* Nguyên tắc đảm bảo tính toán chính xác chi phí thiệt hại về môi
trường
Theo nguyên tắc này, khi xác định thiệt hại cần phải tính đến các chi phí thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài, chi phí cải tạo, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường... Do môi trường là một thể thống nhất và có mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố tạo thành môi trường, nên khi xác định những thiệt hại do sự
suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường hay những thiệt gây ra cho sức khoẻ, tính mạng, tài sản của con người từ tình trạng đó, cần phải tính đến
những chi phí cụ thể cho việc phục hồi, cải tạọ.. các thành phần môi trường bị suy giảm. Nguyên tắc này cũng được đề cập tại khoản 4 Điều 131 Luật bảo vệ môi trường. Theo đó, việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường bao gồm:
+ Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;
+ Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;
+ Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hạị
Đây là những khoản chi phí không thể thiếu để khôi phục lại tình trạng
đã bị tổn hại của môi trường. Vì thế, khi xác định thiệt hại việc tính toán chính xác các chi phí này cũng là yêu cầu không thể thiếụ
* Nguyên tắc ước định thiệt hạị
Theo nguyên tắc này, không nhất thiết mọi thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường trong mọi trường hợp đều phải được trị giá một cách cụ thể. Trong một số trường hợp nhất định, các thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra không thể trị giá bằng những con số thiệt hại nhất định mà có thể được xác định trên cơ sở “ước lượng thiệt hại”. Tất nhiên sự ước lượng này cũng phải dựa trên những căn cứ khoa học cụ thể chứ không phải mang tính chất suy đoán cảm tính. Cách xác định thiệt hại này thường được áp dụng trong những trường hợp không thể định lượng chính xác thiệt hại bằng một con số cụ
thể.
Trong rất nhiều trường hợp, khi các thiệt hại về môi trường xảy ra, người ta không thể định lượng bằng những con số cụ thể. Bởi lẽ, sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là một tiêu chí không dễ định lượng xét trên phương diện kinh tế. Trong khi đó, yêu cầu của việc xác định thiệt hại lại thường đòi hỏi bằng những con số thiệt hại cụ thể. Sẽ là một bài tóan rất khó nếu phải đưa ra một con số thiệt hại cụ thể cho việc làm tuyệt chủng một
giống loài động vật rừng quí hiếm hay một cảnh quan môi trường nổi tiếng bị
phá vỡ. Vì thế, trong những trường hợp này, chỉ có thể ước lượng các thiệt hại
đã gây ra mà thôị
Xác định thiệt hại nói chung là một vấn đề không dễ và lại càng không
đơn giản khi phải xác định các thiệt hại trong lĩnh vực môi trường.Trong quá trình giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, các cơ quan chức năng của Việt nam đang gặp phải không ít khó khăn về vấn đề nàỵ Đó là:
+ Thiệt hại trong lĩnh vực môi trường nhiều khi là những thiệt hại tiềm
ẩn. Những tác động bất lợi mà con người gây ra cho môi trường có thể chưa thể hiện hết ngay lập tức ở thời điểm xác định thiệt hại mà sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng trong tương laị Vì vậy, khó thể xác định chính xác mức thiệt hại trong tương lai từ hành vi vi phạm đó.
+ Trong một số trường hợp, thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là những thiệt hại do tác động cộng hưởng. Chính tác động cộng hưởng này làm cho việc xác định một cách chính xác mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra không đơn giản.
+ Hầu hết các cán bộ tư pháp của Việt nam chỉ có trình độ chuyên môn về khoa học pháp lý mà không có kiến thức về kỹ thuật môi trường. Xác định thiệt hại về môi trường lại là một công việc đặt ra những đòi hỏi rất cao về kỹ
thuật môi trường’ Chính vì lẽ đó mà nó đã trở thành một cản trở rất lớn cho quá trình giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường ở nước tạ + Do các thiệt hại về môi trường thường có giá trị lớn nên quá trình xác
định thiệt hại ít khi có được sự phối hợp mang tính chất thiện chí của bên gây thiệt hại làm cho quá trình xác định thiệt hại khó khăn hơn và mất rất nhiều thời gian.
Xác định thiệt hại về môi trường là một công việc phức tạp và khó khăn, song lại là một đòi hỏi khá bức thiết, đặc biệt trong điều kiện các tranh chấp
môi trường ngày một gia tăng ở Việt Nam. Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc
đặt ra cũng như các căn cứ khoa học chính xác là yêu cầu cơ bản của việc xác
định thiệt hại về môi trường nhằm giải quyết tốt các yêu cầu đặt ra khi giải quyết tranh chấp môi trường, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường của các bên.
Chuyên đề 3
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VỀ GIÁM ĐỊNH THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG GIÁM ĐỊNH THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG
Người thực hiện: Thạc sĩ Lưu Ngọc Tố Tâm
Giám định thiệt hại môi trường có vai trò quan trọng trong việc tìm ra những giá trị thiệt hại thực tế nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ việc cụ
thể trong lĩnh vực môi trường. Nếu xem xét dưới góc độ pháp lý về môi trường, đây là một nội dung còn rất mới, hầu như chưa có một văn bản pháp luật nào quy định trực tiếp tới vấn đề nàỵ
1. Khái niệm chung về giám định thiệt hại môi trường.
“Giám định” là việc kiểm tra bằng phương pháp nghiệp vụ để có kết luận cụ thể11. Giám định có thể được thực hiện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như giám định pháp y tâm thần, giám định cháy nổ, giám định chữ ký cá nhân, giám định thiệt hại dân sự, thậm chí cả giám định ngoài tố tụng… Giám
định thường được gắn liền với việc kiểm tra các thông số thực tế để đi đến một kết luận về một vụ việc cụ thể. Trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì áp dụng các phương pháp nghiệp vụ khác nhaụ
Trong lĩnh vực môi trường, giá trị thiệt hại cần giám định thường rất lớn, phong phú và đa dạng. Theo quy định tại điều 130 Luật bảo vệ môi trường 2005, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm hai loại:
-Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
-Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân do hậu quả việc từ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây rạ