Quan hệ về chủ thể:

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 135 - 139)

V. Xác định đối tượng phải bồi thường thiệt hại về môi trường

3.2. Quan hệ về chủ thể:

Trong nhiều trường hợp có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường nhưng chưa gây ra tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, chưa gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản thì không phát sinh trách

nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ phát sinh trách nhiệm hành chính. (Ví dụ: vi phạm điều 8 Nghịđịnh 81/NĐ-CP ngày 09/8/2006).

- Một chủ thể phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường thì thường chủ thể đó phải chịu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường bởi các vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại phải bồi thường thì cũng đồng thời là những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

- Một chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường dẫn tới thiệt hại về tài sản, sức khoẻ con người thì chủ thể đó phải thực hiện đồng thời cả 2 loại trách nhiệm,

đó là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hạị Tuy nhiên nếu điều kiện kinh tế trước mắt và lâu dài của chủ thể đó khó khăn, không có khả năng thực hiện đồng thời cả hai loại trách nhiệm nói trên thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải can thiệp kịp thời trong việc ngăn chặn, khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái để bảo vệ lợi ích cộng đồng, còn vấn đề bồi thường thiệt hại có thể xem xét giảm mức bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.

3.3. Quan h v bin pháp khc phc hu qu.

- Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường và thực hiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường có một điểm chung là chủ thể vi phạm phải thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường (lưu ý: vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường chỉ phát sinh nghĩa vụ thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường nếu vi phạm hành chính gây ra hậu quả này).

- Vấn đề ở đây là cần xác định chủ thể vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ

của trách nhiệm hành chính hay là một dạng của trách nhiệm dân sự khi mà một chủ thể vi phạm pháp luật môi trường mà vừa bị xử phạt hành chính, vừa phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại (cả hai loại trách nhiệm pháp lý trên đều có nội dung về khắc phục hậu quả, người vi phạm thực hiện nội dung này dưới góc độ trách nhiệm hành chính thì không phải thực hiện dưới góc độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại và ngược lại). Theo chúng tôi vấn đề

này được xem xét và giải quyết như sau:

- Nếu thực hiện nghĩa vụ khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường với tính chất là một bộ phận của trách nhiệm hành chính thì chủ thể vi phạm phải phục tùng theo mệnh lệnh, theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không có sự thương lượng, thỏa thuận về biện pháp, thời gian khắc phục, kết quả khắc phục. Những vấn đề này do Nhà nước áp đặt và Nhà nước có quyền công nhận hoặc không công nhận kết quả khắc phục.

- Nếu thực hiện nghĩa vụ khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường với tính chất là một bộ phận của trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì đây là một nội dung của trách nhiệm dân sự. Vì vậy chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể thoả thuận, thương lượng với người bị thiệt hại về hình thức, biện pháp, thời gian và kết quả khắc phục thiệt hạị Nếu các bên không thoả thuận, thương lượng được thì giải quyết thông qua toà án dân sự hoặc trọng tài vụ việc.

- Chỉ những trường hợp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường ở mức độ

không lớn và chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của một vài chủ thể, đồng thời tình trạng ô nhiễm, suy thoái này dễ khắc phục trong thời gian ngắn thì có thể thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả với tính chất là một bộ phận của trách nhiệm bồi thường thiệt hạị Khi đó các bên tự thương lượng, thoả thuận với nhau về hình thức, thời gian, biện pháp khắc phục. Điều đó vừa giảm bớt

gánh nặng của cơ quan Nhà nước, vừa có thể thực hiện một cách nhanh chóng, tự giác, hiệu quả.

- Nếu những trường hợp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường ở mức đáng kể (đặc biệt là các trường hợp nghiêm trọng), có thể ảnh hưởng lâu dài, khó khắc phục thì việc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái dứt khoát phải thực hiện với tính chất là một bộ phận của trách nhiệm hành chính. Khi đó cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết

định hình thức khắc phục, thời gian khắc phục và kết quả khắc phục. Trường hợp này cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức chỉ đạo khắc phục và theo dõi diễn biến môi trường trong quá trình khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường. Đặc biệt, để bảo vệ lợi ích môi trường của cộng đồng một cách hợp lý nhất thì khi có vi phạm pháp luật môi trường gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần huy động ngay nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường. Sau đó chủ thể vi phạm pháp luật, gây hậu quả ô nhiễm, suy thoái môi trường phải chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho việc khắc phục nói trên.

- Những trường hợp vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì không thể để cho người vi phạm và người bị thiệt hại tự thương lượng, thoả thuận về biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường vì như vậy sẽ

làm chậm tiến độ khắc phục, dẫn tới các hậu quả khôn lường, mặt khác người bị

thiệt hại và người gây thiệt hại có thể không đủ trình độđể thương lượng và giải quyết việc khắc phục hậu quả, hơn nữa tâm lý của người bị thiệt hại nhiều khi chỉ quan tâm tới lợi ích vật chất cụ thể trước mắt được bồi thường mà không quan tâm tới việc khắc phục, bảo vệ môi trường và lợi ích lâu dài của cộng đồng và bản thân.

3.4. Ngoài các yếu t quan h như đã phân tích, giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường và trách nhiệm hành chính

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 135 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)