- Trách nhiệm của người trưng cầu giám định: Người trưng cầu giám
2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI VI PH ẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆ T NAM
2.1. Tổng quan về thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường tại Việt Nam
hại về môi trường tại Việt Nam
Thực tiễn pháp lý áp dụng trách nhiệm pháp lý bồi thường thiệt hại về môi trường tại Việt Nam đã xuất hiện từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, với vụ
việc điển hình là sự cố tràn dầu ở Cát Lái- Thủ Đức ngày 03/10/1994 do tàu chở dầu Neptune Aries quốc tịch Singapore đâm va vào cầu cảng của Sài Gòn Petro làm tràn 1680 tấn dầu DO, xăng, gaz, dầu lửa, condensate, gây ô nhiễm nghiêm trọng hệ thống sông Đồng Nai- Sài Gòn- Nhà Bè. Qua đấu tranh thương lượng đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, Thành phố Hồ Chính Minh đã nhận được 4,2 triệu USD từ phía chủ tàu và đã dành một phần tiền nêu trên (7 tỉ VN đồng) để tổ chức xử lý làm sạch môi trường và phục hồi sản xuất 2.000 ha ruộng lúa và 50 ha ao đầm nuôi thủy sản bị ô nhiễm dầu cho hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Tại thời điểm này, một số văn bản pháp luật về áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường cũng đã được ban thành.
Ngày 29/12/1995, Thông tư số 2262/TT-Mtg của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra đờị Gần đây Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quy chế
hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu làm cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề nàỵ Có thể nói, ở nước ta, việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra mới dần trở nên phổ biến vào cuối thập niên 90. Cơ sở của việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường chủ
yếu dựa vào đơn thư khiếu tố của người dân đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại (trung bình mỗi năm có từ 40 đến 50 đơn khiếu nại, khiếu kiện về môi trường, trong đó có 70% đơn thư yêu cầu khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, 30% yêu cầu bồi thường thiệt hại). Đối với những vụ việc khi khiếu kiện người dân viết đơn tập thể nhưng nếu đòi bồi thường thiệt hại thì chính quyền các địa phương thường yêu cầu phải tách thành những nội dung cụ thể đối với từng hộ gia đình, cá nhân để
tiện cho việc xem xét, giải quyết. Thời gian trung bình giải quyết mỗi vụ việc từ 2 đến 3 tháng. Nội dung chủ yếu là giải quyết bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe, tài sản của các tổ chức, cá nhân. Đối với những tổn hại gây ra cho môi trường chủ yếu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách yêu cầu chấm dứt hành vi gây ô nhiễm.
Quy trình giải quyết bồi thường thiệt hại môi trường thường được tiến hành theo quy trình sau: Sở Tài nguyên- Môi trường (Phòng Thanh tra) thụ lý
đơn thư khiếu nại -> Tùy từng trường hợp cụ thể, một số vụ việc chuyển về
xã, phường giải quyết. Lí do mà các Sở Tài nguyên- Môi trường đưa ra để từ
chối việc giải quyết bồi thường thiệt hại môi trường là không có đủ nguồn lực, thời gian, phương tiện để tiến hành việc giải quyết. Đối với các vụ việc phức tạp, quy mô và mức độ ô nhiễm lớn, sau khi thanh tra môi trường xác
định mức độ ô nhiễm, quy mô ô nhiễm, giao cho Hội đồng đền bù thuộc UBND huyện xác định mức độ thiệt hại đến cây trồng, vật nuôi để định giá
thể là rất khó (do quá trình xảy ra có nhiều yếu tố khác tác động như thời gian lâu, thời tiết…) nên bên gây hại thường dùng cụm từ hỗ trợ thay cho cụm từ
bồi thường. Hầu hết các vụ việc giải quyết trên cơ sở hòa giải và bên gây ra thiệt hại tự bồi thường cho bên thiệt hại, khi giao tiền có sự chứng kiến của UBND địa phương, có trường hợp bên nhận đền bù làm cam kết không khiếu nại nữạ Hai bên kí biên bản thoả thuận trước sự chứng kiến của chính quyền
địa phương hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường. Kết quả thường đạt 80- 90% số vụ thành công từ thỏa thuận. 10% còn lại thường do kiện không đúng hoặc yêu sách quá cao, không thể xác định mức độ thiệt hại… Một số vụ việc Tòa án đã thụ lý nhưng sau đó lại phải nhờđến thanh tra môi trường giải quyết.
Các phương thức bồi thường chủ yếu là: i) Bồi thường bằng tiền (một lần); ii) Hỗ trợ hàng tháng với một khoản tiền thỏa thuận trước; iii) Di dời hộ
gia đình, cá nhân trong khu vực bị ô nhiễm đến nơi ở khác; iv) Xây dựng một số công cộng, phúc lợi xã hội…
Việc định giá thiệt hại chủ yếu dựa trên mức độ gây hạị Nếu là cơ sở
sản xuất nhỏ, mức độ thiệt hại không lớn thì chủ yếu do Ủy ban nhân dân xã, cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xác định -> bên gây hại chấp nhận. Đối với những vụ việc lớn thì thanh tra môi trường mời cơ quan chuyên môn (như
Viện Tài nguyên và Môi trường, Viện nuôi trồng thuỷ sản…) -> kinh phí lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Để hạn chế sự dây dưa trong việc bồi thường thiệt hại, một sốđịa phương đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành ->
đề nghị ủy ban nhân dân thu hồi đăng kí kinh doanh -> buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải cam kết các giải pháp, có trách nhiệm với dân.
Nhìn chung việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường mới chỉ dừng lại ở bồi thường thiệt hại về tài sản và sức khoẻ của người dân mà chưa giải quyết việc bồi thường đối với thiệt hại môi trường tự nhiên.
2.2. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường do hành vi vi phạm pháp luật môi trường tại một sốđịa phương