Về giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 63 - 65)

V ới một vài nét khái quát về trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường, từ thực tiễn xây dựng pháp luật cũng như từ thực tiến áp dụ ng pháp

4.7. Về giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường

Nhưđã phân tích ở Mục I và II, những quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện đã được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Bảo vệ môi trường 2005 và một số các văn bản có liên quan, song nhìn chung các quy định về vấn đề vẫn chưa rõ ràng, cụ thể. Để

việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường có thể được tiến hành dễ dàng hơn trên thực tế, pháp luật môi trường cần hướng tới những nội dung sau:

Mt là, về các phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường. Theo quy định hiện hành, việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được tiến hành theo các phương thức sau: 1) Tự thoả thuận của các bên; 2) Yêu cầu trọng tài giải quyết; 3) Khởi kiện tại Toà án (Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường). Câu hỏi đặt ra là trọng tài nào sẽ giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường? Khó có thể là trọng tài thương mại khi mà về bản chất pháp lý quan hệ bồi thường thiệt hại về môi trường không phải là quan hệ thương mạị Còn nếu là một loại hình trọng tài khác thì thiết chế này cần phải được pháp luật thừa nhận. Ý kiến của chúng tôi là, mô hình Trọng tài vụ

việc (ad hoc) có thể sẽ phù hợp nhất với điều kiện hiện tại của Việt Nam.

Hai là, nên chăng pháp luật môi trường có thể ghi nhận về mặt pháp lý một số bước tiến hành giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường đã được hình thành từ thực tiễn và đạt kết quả tốt trong những năm quạ Trong trường

hợp mỗi bên hoặc các bên trong vụ việc đòi bồi thường thiệt hại về môi trường có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính toán, xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại theo các bước như sau:

- Kiểm tra, xác minh tính hợp lý của những nội dung yêu cầu;

- Hướng dẫn các bên thu thập các số liệu cần thiết và/hoặc yêu cầu giám định môi trường;

- Tham gia giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường, giúp các bên xác

định nguyên nhân gây ô nhiễm, các mức độ ô nhiễm, mức độ thiệt hại, đánh giá chứng cứ pháp lí, nêu cơ sở và phương án giải quyết xung đột...

Ngoài ra, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia đi trước trong việc quy định một số thủ tục pháp lý cần thiết đối với việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường, như tổ chức các hội nghị tiền xét xử...

Tóm li, bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là loại trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và gây thiệt hạị Những hành vi này làm suy giảm chức năng tính hữu ích của môi trường hoặc gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của các tổ chức, cá nhân từ chính sự suy giảm chức năng tính hữu ích đó. Để

bảo vệ các giá trị môi trường cho cả cộng đồng và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực môi trường, việc xây dựng và áp dụng đồng bộ các qui định pháp luật về bồi thường htiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một đòi hỏi bức thiết cần sớm được giải quyết ở nước ta hiện naỵ Đó cũng là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)