Về cơ chế ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hạ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 125 - 128)

V. Xác định đối tượng phải bồi thường thiệt hại về môi trường

3.5. Về cơ chế ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hạ

- Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái sự cố môi trường đã được đề cập ở mục 2 chuyên đề nàỵ Theo đó bồi thường thiệt hại bao gồm cả bồi thường những chi phí cho việc ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại (Khoản 4 điều 608 Bộ Luật Dân sự 2005).

- Tuy nhiên, riêng trong lĩnh vực môi trường, những chi phí này là rất lớn, đó là những chi phí ngăn chặn tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, phục hồi lại các thành phần môi trường bị ô nhiễm, suy thoáị

- Về cơ chế ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại có sự khác nhau giữa hành vi vi phạm pháp luật môi trường với sự cố môi trường gây ra thiệt hại, đó là:

+ Đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường, trong một số trường hợp gây ra thiệt hại không lớn, môi trường bịảnh hưởng không nghiêm trọng

thì các bên có thể tự thoả thuận về biện pháp, thời gian ngăn chặn, hạn chế, khắc phục các hậu quả xấu về môi trường (ví dụ: tự thoả thuận về biện pháp làm sạch nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản của một hộ gia đình do một doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm).

+ Đối với sự cố môi trường: luôn gây hậu quả lớn đối với môi trường (ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng) thì việc hạn chế, ngăn chặn, khắc phục thiệt hại về môi trường luôn phải có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo việc khắc phục hậu quả được chính xác, khách quan, khoa học và hiệu quả, hạn chế ở mức thấp nhất các thiệt hại đối với môi trường và cộng đồng, bảo vệ môi trường ở mức độ cao nhất (ví dụ các sự cố

tràn dầu). Nhà nước phải can thiệp vào quá trình này để bảo vệ lợi ích chung cho cộng đồng, vì thực tế cho thấy các tranh chấp môi trường từ sự cố môi trường, người bị thiệt hại chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt mình bị thiệt hại,

được bồi thường ra sao mà không quan tâm tới yêu cầu khắc phục môi trường vì lợi ích lâu dài của cộng đồng. Trong thực tế hiện nay, khi xảy ra các sự cố

môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chủ yếu tập trung vào việc loại trừ nguyên nhân gây sự cố, khôi phục hiện trạng môi trường, bảo đảm sự

trong lành của môi trường. Điều đó góp phần quan trọng cho việc bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng.

* Tóm lại: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên với trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường có nhiều điểm khác nhau về căn cứ phát sinh trách nhiệm, về chủ thể chịu trách nhiệm, về mức bồi thường, về yếu tố lỗi, về cơ chế khắc phục hậu quả… Sự

khác nhau đó đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền và tổ chức cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần phải xem xét kỹ lưỡng nhằm đưa ra quyết định phù hợp để

một mặt vừa khôi phục được các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm hại, mặt khác phải bảo vệ môi trường vì lợi ích trước mắt và lâu dài của cộng

đồng. Đặc biệt, chúng tôi xin nhấn mạnh vấn đề bồi thường thiệt hại từ sự cố

môi trường thì Nhà nước phải tích cực tham gia giải quyết với tư cách là chủ

thể quản lý xã hội, quản lý môi trường để góp phần đảm bảo ổn định đời sống nhân dân đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp khắc phục bảo vệ môi trường hiệu quả nhất.

Chuyên đề 6

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)