Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 26 - 27)

- Trách nhiệm của người trưng cầu giám định: Người trưng cầu giám

1.2.1. Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực

môi trường

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một khái niệm pháp lý xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhaụ Nội dung cơ bản của nó là: trong những điều kiện nhất định, người nào gây ra thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Căn cứ vào cơ sở phát sinh và giải quyết, bồi thường thiệt hại được chia thành: i) Bồi thường thiệt hại phát sinh trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng hợp pháp. Theo đó những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng phải bồi thường; ii) Bồi thường thiệt hại phát sinh trên cơ sở quy định về pháp luật về bảo vệ các quyền, lợi ích cơ bản của các tổ chức, cá nhân (còn gọi là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng). Sau đây là những hướng tiếp cận chính của trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường:

Th nht, môi trường cần phải được xem như một loại “tài sản đồng nhất”4. Do các giá trị môi sinh, giá trị kinh tế và khoa học của các yếu tố môi trường nên gây hại đối với môi trường (cụ thể là làm biến đổi tính chất của các thành phần môi trường hoặc làm suy giảm khả năng khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường) chính là gây hại đến các giá trị nêu trên. Nếu xem xét một cách chặt chẽ tác hại gây ra đối với môi trường không khác gì tác hại gây ra đối với con người hay đối với tài sản của con người thì chất lượng môi trường bị suy giảm (hay môi trường bị tổn hại) cũng cần phải được bồi thường một cách thỏa đáng.

Th hai, do quan hệ pháp luật về bảo vệ môi trường có thể phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân mà không cần đến các cơ sở pháp lý làm tiền đề

(như quan hệ hợp đồng hay quan hệ công vụ) nên bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường luôn là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự

4

tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự thoả

thuận trước của các chủ thể.

Việc phân tích, nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường tập trung chủ yếu trong những nội dung sau:

Mt là, những trường hợp làm phát sinh mối quan hệ về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường.

Môi trường có thể bị xâm hại từ 2 nhóm nguyên nhân: i) Các nguyên nhân khách quan tác động đến môi trường không phụ thuộc vào ý muốn chủ

quan của con người, như bão, lũ lụt, động đất, hạn hán... Những trường hợp này không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với bất cứ tổ chức, cá nhân nào5; ii) Các yếu tố chủ quan do hoạt động của con người tạo ra từ việc khai thác, sử dụng đất, nước, khoáng sản, rừng, nguồn lợi thuỷ sản và từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường phát sinh chủ yếu từ nhóm nguyên nhân nàỵ

Theo cách hiểu chung nhất hiện nay thì mối quan hệ về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường phát sinh khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra thiệt hại cho chủ thể khác. Theo đó, hành vi vi phạm pháp luật môi trường được hiểu là hành vi không tuân theo các qui

định của pháp luật môi trường, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, xâm phạm các quyền của công dân được pháp luật bảo vệ như quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản. Đây được coi là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hạị Trên thực tế, hành vi trái pháp luật môi trường được thực hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau nhưng tồn tại phổ biến một số dạng như: Vi phạm các qui định về

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)