Quan niệm của các nước về thiệt hại trong lĩnh vực môi trường

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 49 - 51)

- Trách nhiệm của người trưng cầu giám định: Người trưng cầu giám

3. KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI VI PHẠ M PHÁP LU Ậ T

3.1. Quan niệm của các nước về thiệt hại trong lĩnh vực môi trường

Trên thế giới, hiện có 2 quan niệm khác nhau về thiệt hại môi trường:

Mt là, thiệt hại về môi trường chỉ gồm các thiệt hại đối với các yếu tố

môi trường tự nhiên, như hệ động vật, thực vật, đất, nước, không khí… mà không gồm thiệt hại về người và tài sản. Cụ thể:

- Điều ước quốc tế và các văn bản pháp lý khác định nghĩa: Thiệt hại môi trường bao gồm các yếu tố: i) Động vật, thực vật, đất, nước và các yếu tố khí hậu; ii) Tài sản vật chất (kể cả di sản khảo cổ và văn hóa); iii) Cảnh quan; iv) Mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố trên.

- Cộng đồng chung châu Âu- EC quan niệm thiệt hại môi trường có nghĩa là sự thay đổi bất lợi về tài nguyên thiên nhiên hoặc cản trở đáng kể đến dịch vụ về tài nguyên thiên nhiên mà có thể xảy ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Thiệt hại về môi trường thường biểu hiện dưới các dạng cụ thể sau: i) Thiệt hại

đối với những loài và môi trường sống tự nhiên cần được bảo vệ là bất cứ thiệt hại nào mà có ảnh hưởng xấu đáng kể đến việc đạt được hoặc duy trì tình trạng bảo tồn thuận lợi của môi trường sống hoặc loài đó…; ii) Thiệt hại về nước, tức là bất kì thiệt hại nào ảnh hưởng bất lợi đáng kể đến hiện trạng sinh thái, hóa học và/hoặc định lượng, và/hoặc tiềm năng sinh thái; iii) Thiệt hại vềđất, tức là bất kì sự ô nhiễm đất nào gây ra nguy cơ đáng kể cho sức khỏe con người, bị ảnh hưởng bất lợi do kết quả của việc đưa trực tiếp hoặc gián tiếp các chất, sản phẩm pha chế, các sinh vật hoặc vi sinh vật vào trong đất hoặc dưới mặt đất.

- Tại Kazakhstan, thiệt hại môi trường được đề cập đến gồm có: i) Thiệt hại gây ra đối với tài nguyên sinh học từ các hồ, sông, đầm lầy; ii) Thiệt hại về đất, đến môi trường xung quanh và số lượng các loài… Tại Kyrgystan,

thiệt hại về môi trường được đề cập đến bao gồm: i) Nước (cung cấp nước sạch, thoát nước mưa, nước thải); ii) Không khí (ô nhiễm không khí); iii) Đất (chôn lấp rác thải và đất trồng); iv) Thuỷ sản; v) Cây cối; rừng; vi) Nguồn tài nguyên khoáng sản… Tại Phần lan, quy định bồi thường thiệt hại cho những thiệt hại môi trường gây ra bởi các hoạt động trong một khu vực nhất định và là kết quả từ: i) Ô nhiễm đất, nước, không khí; ii) Tiếng ồn, độ rung, tia phóng xạ, ánh sáng, nhiệt độ, mùi vị; iii) Các thiệt hại khác. Tại Canada, thiệt hại về môi trường gồm: i) Hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái ven bờ; ii) Không khí, đất, nước do thải các chất độc hại do thải hoá chất và vật chất khác và tràn dầu; iii) Nước biển, hệ động vật và thực vật biển. Tại Hàn Quốc, thiệt hại môi trường là tình trạng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với những chức năng cố hữu của môi trường tự nhiên do săn bắt quá mức động vật hoang dã hoặc thu hoạch quá mức cây cỏ hoang dại, phá hủy nơi sinh sống của chúng, làm xáo động trật tự của hệ sinh thái và làm tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên.

Hai là, thiệt hại về môi trường không chỉ bao gồm các thiệt hại đến chất lượng môi trường mà còn bao gồm cả thiệt hại về sức khỏe, tài sản của cá nhân do ô nhiễm môi trường gây nên. Cụ thể: Tại Cộng hòa liên bang Nga, định nghĩa về thiệt hại được đề cập gồm: i) Thiệt hại về sức khỏe cá nhân bị gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ô nhiễm môi trường; ii) Thiệt hại môi trường mà làm giảm đi năng suất của nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn tự nhiên; iii) Thiệt hại đến chất lượng môi trường là làm giảm hoặc làm ngừng khả năng sinh sản, năng suất của quá trình tự nhiên và tái tạo mới chất lượng môi trường. Tại Nhật bản, thiệt hại về môi trường được phân chia thành nhiều loại như sau: i) Thiệt hại đối với sức khoẻ và tính mạng của con người ii) Thiệt hại về tài sản; iii) Thiệt hại đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái; iv) Thiệt hại do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan. Tại

cảm, trí tuệ, lợi ích thẩm mỹ, giải trí (gọi chung là lợi ích phi vật chất) cũng

được coi là một loại thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, trong đó lợi ích văn hóa bị xâm phạm thường phát sinh khi có những dự án phát triển được xây dựng trên các vùng đất tôn giáọ Như vậy, theo các cách tiếp cận nêu trên thì thiệt hại môi trường không chỉ bao gồm thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả thiệt hại đối với sức khỏe và tài sản của con ngườị Tuy nhiên, khi đề cập đến những loại lợi ích nêu trên, pháp luật của các nước cũng giới hạn rõ ràng quyền khởi kiện của người bị hạị

Những gì mà pháp luật môi trường Việt Nam thể hiện chứng tỏ Việt Nam tiếp cận theo hướng thứ hai, tuy nhiên, do hệ thống pháp luật môi trường tại Việt Nam còn đang ở thời kì sơ khai, chưa hoàn chỉnh, thực tiễn pháp lý áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường chưa được tổng kết đầy

đủ nên những giới hạn về quyền khởi kiện của người bị hại đối với những thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên cũng chưa được pháp luật dự liệu và quy định một cách rõ ràng.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)