MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 56 - 61)

- Trách nhiệm của người trưng cầu giám định: Người trưng cầu giám

4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

TRÁCH NHIM BI THƯỜNG THIT HI TRONG LĨNH VC MÔI TRƯỜNG TI VIT NAM TRƯỜNG TI VIT NAM

Qua quá trình nghiên cứu và từ thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường ở nước ta thời gian qua, cũng như qua việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm về áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường của các quốc gia đi trước, chúng tôi

4.1. V thit hi do ô nhim, suy thoái môi trường

Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm 2 loại: thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với tính mạng sức khoẻ, tài sản của con người phát sinh từ thiệt hại đối với môi trường tự nhiên là vấn đề pháp lý không còn bàn cãi tại Việt Nam, ít nhất là cho đến thời điểm nàỵ Tuy nhiên,

điều quan trọng là cần phải xác định là trong số các thành phần môi trường bị

thiệt hại thì yếu tố nào được tính để bồi thường. Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005, thành phần môi trường bao là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Thiết nghĩ thiệt hại môi trường tự nhiên chỉ nên tập trung ở các thành phần sau: 1) Đất; 2) Nước; 3) Không khí; 4) Hệ

sinh tháị Trong đó, thiệt hại đối với đất cần có sự phân biệt giữa nhóm đất nông nghiệp với nhóm đất phi nông nghiệp. Thiệt hại đối với nước cần có sự

phân biệt giữa nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt với nước phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nước phục vụ cho vui chơi, giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng. Thiệt hại đối với không khí cần có sự phân biệt giữa không khí tại khu vực đô thị, khu dân cư tập trung với không khí ở

những khu vực khác. Thiệt hại đối với hệ sinh thái cần có sự phân biệt giữa hệ

sinh thái rừng với hệ sinh thái biển và hệ sinh thái đất ngập nước.

4.2. V các nguyên tc và cách thc xác định thit hi trong lĩnh vc môi trường môi trường

Việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường cần phải được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc sau: 1) Đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, khoa học, thuận tiện trong việc áp dụng; 2) Căn cứ vào các mức

độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; 3) Căn cứ vào số lượng thành phần môi trường bị suy giảm; các yếu tố của từng thành phần môi trường bị suy giảm; 4) Căn cứ vào các mức độ thiệt hại của từng thành phần

môi trường; 5) Các địa phương khác nhau có mức độ thiệt hại môi trường như

nhau có thể áp dụng các mức bồi thường khác nhau trên cơ sở quy định của pháp luật.

Cách thức xác định thiệt hại về môi trường cần được tiến hành như sau:

Mt là, đối với thiệt hại là các yếu tố môi trường tự nhiên. Việc xác định các cấp độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường cần được lượng hoá theo cách lượng hoá các cấp độ xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm quy định tại Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường (2005). Nghĩa là tương ứng với 3 cấp độ: môi trường bị ô nhiễm; môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng và môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng là 3 cấp độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường: suy giảm, suy giảm nghiêm trọng, suy giảm đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là phải tìm được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật môi trường với thiệt hại về môi trường do hành vi đó gây nên. Hành vi gây ô nhiễm môi trường cũng cần được chia thành 3 cấp độ: gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Tiêu chuẩn thải sẽ là căn cứ chính để xác định tính chất và mức độ gây ô nhiễm môi trường đối với một chủ thể xác định.

Theo các nhà kinh tế môi trường, công thức tính thiệt hại đối với các thành phần môi trường khác nhau sẽ khác nhaụ Cụ thể:

1. Tổng chi phí bồi thường thiệt hại đối với môi trường đất sẽ bằng số

diện tích đất cần phải được phục hồi, cải tạo nhân với giá chi phí cho một ha

đất phải phục hồi, cải tạo nhân với hệ số (k) theo vùng.

2. Tổng chi phí bồi thường thiệt hại đối với môi trường không khí sẽ bằng tổng lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí nhân với chi phí để

3. Tổng chi phí bồi thường thiệt hại đối với môi trường nước sẽ bằng số

tổng lượng nước thải cần phải xử lý nhân với chi phí cho việc xử lý một đơn vị

nước thải về mức tiêu chuẩn nhân với hệ số (k) theo vùng.

4. Tổng chi phí bồi thường thiệt hại đối với đa dạng sinh học sẽ bằng số loài bị thiệt hại nhân với chi phí cho một đơn vị loài nhân với hệ số (k) theo vùng.

Hai là, đối với thiệt hại là tính mạng, sức khoẻ của con người, ngoài các cách xác định thiệt hại theo quy định của Bộ Luật Dân sự, còn cần phải xác

định thiệt hại theo phương pháp lượng giá trực tiếp, bao gồm: i) phương pháp so sánh năng suất, sản lượng thu hoạch canh tác hoặc nuôi trồng; ii) phương pháp lượng giá chi phí giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn; iii) phương pháp lượng giá theo hiệu quả sử dụng; iv) phương pháp lượng giá ô nhiễm đối với sức khoẻ con ngườị.

4.3. V mi quan h gia trách nhim bi thường thit hi và trách nhim hành chính trong lĩnh vc môi trường. nhim hành chính trong lĩnh vc môi trường.

Xác định chủ thể vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường với tính chất là một dạng của trách nhiệm hành chính hay là một dạng của trách nhiệm dân sự khi mà một chủ thể vi phạm pháp luật môi trường mà vừa bị xử phạt hành chính, vừa phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hạị Theo chúng tôi, vấn đề này có thể được xem xét và giải quyết như sau:

- Nếu thực hiện nghĩa vụ khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường với tính chất là một bộ phận của trách nhiệm hành chính thì chủ thể vi phạm phải phục tùng theo mệnh lệnh, theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không có sự thương lượng, thỏa thuận về biện pháp, thời gian khắc phục, kết quả khắc phục. Những vấn đề này do Nhà nước áp đặt và Nhà nước có quyền công nhận hoặc không công nhận kết quả khắc phục.

- Nếu thực hiện nghĩa vụ khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường với tính chất là một bộ phận của trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì đây là một nội dung của trách nhiệm dân sự. Vì vậy chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể thoả thuận, thương lượng với người bị thiệt hại về hình thức, biện pháp, thời gian và kết quả khắc phục thiệt hạị Nếu các bên không thoả thuận, thương lượng được thì giải quyết thông qua toà án dân sự hoặc trọng tài vụ việc.

- Trong trường hợp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường ở mức độ không lớn và chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của một vài chủ thể, đồng thời tình trạng ô nhiễm, suy thoái này dễ khắc phục trong thời gian ngắn thì có thể thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả với tính chất là một bộ phận của trách nhiệm bồi thường thiệt hạị Khi đó các bên tự thương lượng, thoả thuận với nhau về hình thức, thời gian, biện pháp khắc phục.

- Trong trường hợp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường ở mức đáng kể, có thể ảnh hưởng lâu dài, khó khắc phục thì việc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái dứt khoát phải thực hiện với tính chất là một bộ phận của trách nhiệm hành chính. Khi đó cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định hình thức khắc phục, thời gian khắc phục và kết quả khắc phục.

- Những trường hợp vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì không thể để cho người vi phạm và người bị thiệt hại tự thương lượng, thoả thuận về biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường vì như vậy sẽ làm chậm tiến độ khắc phục, dẫn tới các hậu quả khôn lường, mặt khác người bị thiệt hại và người gây thiệt hại có thể không đủ trình độ để

thương lượng và giải quyết việc khắc phục hậu quả, hơn nữa tâm lý của người bị thiệt hại nhiều khi chỉ quan tâm tới lợi ích vật chất cụ thể trước mắt được bồi thường mà không quan tâm tới việc khắc phục, bảo vệ môi trường và lợi ích lâu dài của cộng đồng và bản thân.

4.4. Đối vi vic áp dng trách nhim hình s trong lĩnh vc môi trường

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên Tại việt nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)