Sơ l−ợc quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 206 Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam Những vấn đề kinh tế trong thị trường bất động sản (Trang 56 - 59)

Cũng nh− tất cả các n−ớc khác, ở Việt Nam để có đất thực hiện các dự án phát triển, xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, Nhà n−ớc chủ yếu phải thực hiện thu hồi lại đất đã giao hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê sử dụng. Sau khi hoà bình đ−ợc lập lại ở miền Bắc, b−ớc vào thời kỳ khôi phục kinh tế (1958 - 1960) và thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc (1961-1965), xuất phát từ yêu cầu thực tế của việc thu hồi đất phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế, Thủ t−ớng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/TTg ngày 14-4-1959 về “Thể lệ tạm thời về tr−ng dụng ruộng đất”. Theo đó, việc tr−ng dụng đất phải đảm bảo kịp thời và đủ diện tích cần thiết cho công trình xây dựng, nh−ng phải hết sức tiết kiệm ruộng đất cấy cày, trồng trọt, hết sức tránh những nơi dân c− đông đúc, tr−ờng hợp đặc biệt phải bàn bạc kỹ với nhân dân địa ph−ơng. Khi thực hiện tr−ng dụng đất thì phải “chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của những ng−ời có ruộng đất bị tr−ng dụng”, những ng−ời có ruộng đất bị tr−ng dụng đ−ợc đền bù quyền lợi và trong tr−ờng hợp cần thiết đ−ợc giúp giải quyết công ăn, việc làm ổn định đời sống. Tiếp theo vào

năm 1970, Phủ Thủ t−ớng ban hành Thông t− số 1792-TTg ngày 11/01/1970 quy định một số điểm tạm thời về đền bù nhà cửa, đất đai, cây cối l−u niên, các hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế, mở rộng thành phố. Trong đó, qui định nguyên tắc đền bù: “Phải đảm bảo thoả đáng quyền lợi kinh tế của HTX và của nhân dân”; việc đền bù về đất đ−ợc cụ thể: đất đai vùng đồng bằng đ−ợc chia thành 4 loại, vùng trung du, đồi núi đ−ợc chia thành 5 loại, mỗi loại đ−ợc quy định giá đền bù tối đa và tối thiểu. Mặc dù chính sách đền bù về đất trong giai đoạn này ch−a đ−ợc quy định trong luật và thể chế thành một chính sách đầy đủ, song quy định về đền bù khi nhà n−ớc tr−ng dụng đất năm 1970 đã có sự thay đổi so với năm 1959, từ “chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của những ng−ời có ruộng đất bị tr−ng dụng” tr−ớc đây sang “đảm bảo thoả đáng quyền lợi kinh tế của HTX và của nhân dân”, đồng thời những quy định tại Nghị định số 151/TTg ngày 14-4-1959 tr−ớc đây chỉ có tính nguyên tắc thì đến Thông t− số 1792-TTg ngày 11/01/1970 đã đ−ợc quy định cụ thể mức đền bù nhà ở, đất đai, cây lâu năm, hoa màu trên đất.

Hiến pháp năm 1980, Luật Đất đai năm 1988 quy định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà n−ớc thống nhất quản lý, ng−ời đang sử dụng đất bị Nhà n−ớc thu hồi vì nhu cầu của Nhà n−ớc hoặc xã hội thì đ−ợc đền bù thiệt hại thực tế và đ−ợc giao đất khác. Mức đền bù tùy thuộc vào diện tích, chất l−ợng và vị trí địa lý của đất và thời hạn sử dụng đất lâu dài hay tạm thời. Số tiền đền bù thiệt hại về đất đ−ợc điều tiết cho ngân sách trung −ơng 30% và ngân sách địa ph−ơng 70% để sử dụng vào việc khai hoang, phục hoá, trồng rừng, cải tạo đất nông nghiệp, đất có rừng và định canh, định c− cho nhân dân vùng bị lấy đất. Việc bù đắp diện tích đất bị thu hồi chủ yếu đ−ợc thực hiện thông qua việc điều hoà trong quỹ đất của địa ph−ơng hoặc giao đất mới. Nh− vậy, trong giai đoạn này, khi Nhà n−ớc thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân để phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì ng−ời bị thu hồi đất không đ−ợc đền bù thiệt hại về đất, chỉ đ−ợc đền bù thiệt hại thực tế gồm các chi phí đã đầu t− vào đất, cây cối hoa màu trên đất và đ−ợc xem xét

giao đất khác. Thực chất việc đền bù về đất bị thu hồi đ−ợc thực hiện bằng việc giao đất khác thay thế cho đất bị thu hồi.

Từ năm 1993, chính sách đất đai của Nhà n−ớc có sự đổi mới. Mặc dù đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân do Nhà n−ớc thống nhất quản lý, nh−ng Nhà n−ớc thực hiện việc giao đất sử dụng ổn định lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và tuỳ theo hình thức sử dụng đất, ng−ời sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nh−ợng, cho thuê, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; Đồng thời Nhà n−ớc công nhận đất có giá và ban hành khung giá đất để sử dụng vào 5 mục đích: tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi th−ờng thiệt hại về đất khi Nhà n−ớc thu hồi. Tại Điều 27 Luật Đất đai quy định: “Trong tr−ờng hợp thật cần thiết, Nhà n−ớc thu hồi đất đang sử dụng của ng−ời sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì ng−ời bị thu hồi đất đ−ợc đền bù thiệt hại”. Chính vì vậy, chính sách đền bù thiệt hại về đất khi Nhà n−ớc thu hồi đã có những thay đổi quan trọng đảm bảo nguyên tắc Nhà n−ớc giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Ngay sau khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 quy định việc đền bù thiệt hại khi Nhà n−ớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nghị định này là cơ sở pháp lý quan trọng, là chính sách cơ bản cho việc đền bù khi Nhà n−ớc thu hồi đất để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong giai đoạn từ 1994 đến 1998. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, chính sách đền bù khi Nhà n−ớc thu hồi đất quy định tại Nghị định này cũng còn bộc lộ những tồn tại nhất định nh−: ch−a bao quát, điều chỉnh đầy đủ phạm vi thu hồi đất; mức đền bù thiệt hại về đất đai, tài sản ch−a t−ơng xứng với mức thiệt hại thực tế; không có quy định về các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và xây dựng các khu tái định c− để phục vụ việc di dân giải phóng mặt bằng v.v. Do vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 để thay thế cho Nghị định số 90/CP.

Một phần của tài liệu 206 Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam Những vấn đề kinh tế trong thị trường bất động sản (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)